Sách

Đời sống - Gia đình Bí quyết dành cho phụ nữ Cẩm nang nuôi dạy trẻ Hạnh phúc gia đình Làm đẹp Làm vườn - Vật nuôi - Nông lâm nghiệp Mang thai & Nuôi con mới sinh Nữ công gia chánh - Thực dưỡng Tâm lý - Giới tính Thể dục - Thể thao Giáo khoa - Giáo trình - Sách tham khảo Giáo trình Cao đẳng - Đại học Luyện thi Cao đẳng - Đại học SÁCH GIÁO KHOA BỘ Sách giáo khoa cấp I Sách giáo khoa cấp II Sách giáo khoa cấp III Tham khảo cấp I Tham khảo cấp II Tham khảo cấp III Ngoại ngữ - Từ điển Tiếng Anh Tiếng Hàn Tiếng Nhật Tiếng Pháp Tiếng Trung Tiếng Việt - Ngoại ngữ khác Từ điển Ngoại văn Children books Cooking - Science - Social - Economic Literature & Fiction Sách Chuyên ngành Khoa học kỹ thuật - Công nghệ Khoa học thường thức Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Ngoại giao - Vấn đề quốc tế Pháp luật - Văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phong thủy - Kinh dịch - Nhân tướng học Tin học - CNTT Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tâm Linh Triết - Chính trị - Quân sự - Nhà nước Xây dựng - Kiến trúc Y học - Sức khỏe Sách dành cho Thiếu nhi Kiến thức - Kỹ năng dành cho bé Sách tô màu thiếu nhi Truyện kể cho bé - Đồng thoại Truyện tranh Sách dành cho Thiếu niên - Tuổi mới lớn Kiến thức - Kỹ năng dành cho thiếu niên Manga - Comics Tủ sách teen Sách Kinh tế Đầu tư - Chứng khoán Kế toán - Kiểm toán Khởi nghiệp - Làm giàu Kinh tế học Nghệ thuật lãnh đạo - Nhân sự PR - Marketing - Sales - Brand Quản trị kinh doanh Tài chính - Ngân hàng Sách Rèn luyện bản thân Bài học thành công Bí quyết - Kĩ năng - Cẩm nang - Hướng nghiệp Nghệ thuật sống - Truyền cảm hứng Sách song ngữ Sách tô màu người lớn Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch Âm nhạc Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện Lịch sử - Địa lý Mỹ thuật - Điện ảnh - Sân khấu - Nhiếp ảnh Phóng sự - Ký sự - Bút ký - Tùy bút - Truyện ký - Tạp bút - Ghi chép Văn hóa - Du lịch Văn học Tác phẩm kinh điển Thơ - Bình thơ - Nghiên cứu - Tiểu luận - Phê bình văn học Toàn tập - Tuyển tập - Hợp tuyển thơ văn - Biên khảo Truyện Chương hồi - Kiếm hiệp Truyện cười - Truyện tiếu lâm - Truyện dân gian - Truyện trào phúng Truyện dài - Tiểu thuyết Truyện ngôn tình - Light Novel Truyện Thần thoại - Dã sử - Truyền kỳ - Huyền bí - Giả tưởng Truyện trinh thám - kinh dị - điều tra - vụ án Truyện vừa - Truyện ngắn - Tản văn

 

THƯ VIỆN ẢNH

> <

ẢNH MINH KHAI

> <

BẢN TIN MINH KHAI

WEBSITE LIÊN KẾT







 

TÌM KIẾM

Sách > Văn học

Vu Khống (Tiểu Thuyết) (Hết hàng)
Tác giả: Linda Lê. Biên dịch: Nguyễn Khánh Long

Thể loại: Văn học
ISBN: 196752
Xuất bản: 5/2009
Trọng lượng: 230 gr
NXB: Văn học
Số trang: 248 trang, kích thước 12x20 cm
Giá bán: 40,000 đ

Linda Lê và tiểu thuyết Vu khống



Với tôi, Linda Lê thuộc vào các nhà văn tôi luôn sẵn lòng đọc các tác phẩm mới nhất: từ tiểu thuyết, truyện ngắn, đến tiểu luận, và thậm chí các bài đăng báo (chủ yếu là trên tạp chí Magazine Littéraire). Cùng lúc, tôi luôn ngần ngại nói đến cái tên Linda Lê mỗi khi được hỏi về những gương mặt xuất sắc của văn chương đương đại Pháp, dù cho quả thực Linda Lê không chỉ là nhà văn xuất sắc mà còn chiếm giữ một vị trí độc đáo trên văn đàn Pháp hiện nay.


Điều này rất khó giải thích. Không phải vì Linda Lê là nhà văn của tình dục sống sượng, về mặt đó chắc chắn Linda Lê thua xa những người như Christine Angot hay Michel Houellebecq. Văn học Pháp chưa bao giờ ngừng sản sinh những nhà văn gây bực bội, hoặc quá gây hấn, hoặc quá khiêu khích, hoặc quá khó hiểu, bí hiểm, nhất là rất nhiều nhà văn được giới phê bình ca ngợi nhưng bị đại chúng dè chừng. Những hiện tượng như vậy đã trở thành một đặc trưng của văn học và văn hóa Pháp, từ lâu người ta hẳn đã không còn kinh ngạc vì quá chừng nhiều tác phẩm khó chịu (dù đầy tài năng), mà quay sang kinh ngạc nếu lâu lâu nước Pháp không trình làng cho thế giới một ai đó dùng văn chương làm điên đầu độc giả.


Lý do cũng không hoàn toàn nằm ở chỗ Linda Lê tự chọn cho mình một sự tồn tại xa cách với thực tại. Báo chí Pháp luôn miêu tả đó là một nhà văn rụt rè, hết sức tránh né báo chí, nhưng dù có vậy cũng còn rất xa mới giống với sự từ chối đầy tính khinh miệt của một số nhà văn quyết liệt tránh đời, những trường hợp như Maurice Blanchot, Julien Gracq hay Salinger bên Mỹ. Thái độ ấy ở Linda Lê, dù hẳn là điều này không hoàn toàn đủ sức giải thích tất cả, có phần bắt nguồn từ nguồn gốc cá nhân: Linda Lê sinh ra ở Đà Lạt, sau 1975 thì theo mẹ sang Pháp, người cha Việt Nam ở lại đất nước. Trong một lần trả lời phỏng vấn, Linda Lê nói về sự kiện này như sau: “Trong một thời gian dài đó từng là một vết thương lòng. Tôi phải rời xa cha tôi, ông ở lại. Ông đã có một ảnh hưởng lớn lên tác phẩm của tôi. Cho đến khi mất (năm 1995), ông vẫn là người mà tôi bí mật gửi tặng những quyển sách của mình. Nếu không có ông, nếu không có ý chí mà ông truyền vào các mạch máu của tôi, cũng như sự giáo dục mà ông đã dành cho tôi, thì hẳn là tôi đã không khởi sự viết văn. Như vậy với tôi Việt Nam là quê cha (tổ quốc) theo đúng nghĩa đen, nghĩa là nơi cha tôi đã sống, đã đau khổ, đã yêu thương, và đợi tôi trở về.”


Sống ở Pháp với tư cách một “trú dân” (métèque), Linda Lê viết văn, với một quá khứ ám ảnh sau lưng. Hoàn cảnh này đã được chuyển hóa phần nào vào cuốn tiểu thuyết được xuất bản tại Việt Nam lần này, Vu khống. Trong truyện, hai cậu cháu người Việt Nam đều ham muốn viết văn, nhưng một người tìm cách tách khỏi quá khứ bằng sách vở, còn người kia như thể muốn dùng chữ nghĩa để thâu tóm lại những gì đã mất. Cả hai cách thức đều dẫn tới sự vô vọng.


Một cốt truyện như vậy không có gì là bất thường, nếu qua quýt thì hoàn toàn có thể coi là truyện viết về thân phận những người Việt Nam tha hương nơi đất khách quê người. Chính ở đây sự ngần ngại mà tôi đã nói đến ở đầu bài bắt đầu phát lộ: tác phẩm của Linda Lê không thể bị quy giản và rút gọn như vậy được. Ở Vu khống, cũng như ở các tác phẩm hư cấu khác, đặc biệt là Les Trois Parques (Ba nữ thần Số mệnh), cuốn tiểu thuyết tham vọng và có lẽ cũng là thành công nhất của Linda Lê, ta luôn chạm phải một điều gì đó phức tạp quá mức, buồn bã quá mức, nhiều kết nối quá mức. Nói một cách ngắn gọn, tác phẩm Linda Lê luôn nằm ở địa hạt của văn chương quá mức. Ba nữ thần Số mệnh vừa gợi nhắc đến văn hóa Hy Lạp, vừa vở kịch King Lear, vừa mang ẩn dụ ba miền của Việt Nam, trong một kết cấu rất khó theo dõi, và rất dễ gây trầm uất cho độc giả.


Tiểu thuyết hay truyện ngắn của Linda Lê luôn đi tìm một cái gì đó rất xa bản thân văn bản, nhưng lại không bao giờ đi ra ngoài văn chương. Linda Lê, dường như vậy, góp mặt trong số các nhà văn quá yêu văn chương. Những người như vậy tạo ra sự e dè ở người tiếp xúc, bởi tất nhiên là nhà văn thì yêu văn chương, nhưng sống luôn ở trong đó không ra ngoài, không bao giờ dời chân khỏi mảnh đất văn chương, thì lại rất hiếm. Người ta luôn ngần ngại trước những gì quá mức, giống như ngần ngại trước những người có dáng dấp của sự cuồng tín, và thường xuyên chấp nhận quay sang những hình thức “tử vì đạo văn chương” khác dễ chấp nhận hơn, chẳng hạn như đọc Amélie Nothomb (ở Việt Nam đã có Sững sờ và run rẩy và sắp tới là Hồi ức kẻ sát nhân). Ở Nothomb cũng có sự mê đắm khác thường, thậm chí còn có thể gọi tên đó là chứng bệnh cuồng viết (graphomania): nếu in hết những gì Nothomb từng viết ra thì có lẽ chồng sách còn cao hơn đầu tác giả của chúng.


Nhưng sự khác biệt giữa hai hiện tượng rất dễ nhận thấy, không hẳn là chuyện “đẳng cấp văn chương”, mà là khác biệt về cách tiếp cận văn chương. Ấn tượng về sự khác biệt này ở Linda Lê sẽ càng rõ hơn ở các tiểu luận văn học (trong một thời gian dài Linda Lê giữ mục đọc sách cổ điển cho tạp chí Magazine Littéraire). Các nhà văn khi viết tiểu luận thường xuyên bàn đi bàn lại, mang tới những góc nhìn mới về các tác giả hoặc tác phẩm lớn, như thể để thử sức mình ở những nơi tưởng chừng như đã chẳng còn gì để nói nữa. Linda Lê lại né tránh điều ấy, những gì cô say mê là tác phẩm của vô số nhà văn gần như đã bị lãng quên, điều này có thể thấy rất rõ trong tập tiểu luận mới nhất, xuất bản hồi đầu năm 2009 này mang tên Au fond de l’inconnu pour trouver du nouveau (nhan đề lấy lại một câu thơ của Baudelaire, có thể dịch là “Đến tận cùng cái chưa biết để tìm sự mới mẻ”): toàn bộ cuốn sách bàn về các nhà văn ngày nay không còn được ai nói đến, thuộc đủ mọi quốc tịch khác nhau. Cũng phải nói thêm rằng tiểu luận của Linda Lê luôn tràn ngập một tình yêu văn chương đậm đặc không lúc nào nhạt bớt, cũng như một sự sáng suốt hiếm có, dẫn dắt người đọc trong bạt ngàn tác phẩm theo những lối đi đầy hạnh phúc.


Văn chương, với Linda Lê (Linda Lê nhà văn hoặc Linda Lê nhà tiểu luận) là một văn chương quá mức văn chương, luôn là nỗ lực và sự sẵn sàng dấn thân vào những cuộc phiêu lưu ngôn từ và lịch sử. Điều may mắn là ở lần xuất hiện tại Việt Nam này, Linda Lê đã có được một dịch giả đặc biệt xuất sắc. Bản dịch tiểu thuyết Vu khống của Nguyễn Khánh Long là một trong những bản dịch hiếm hoi khiến khi đọc tôi thấy cảm động vì mối giao cảm giữa tác giả và dịch giả. Làm được điều này rất khó, chắc hẳn người dịch cũng xuất phát từ một điểm giống với tác giả: tình yêu văn chương.


Nguồn: Thể thao & Văn hóa.


"Cho bí mật của phòng 406": Câu đề từ của Vu khống đưa chúng ta thẳng vào bầu không khí kề cận, thậm chí là ở bên trong, của sự điên. Nhân vật người điên là một kẻ da vàng, một tên Chà Chệt lần lượt mang biệt danh “Mặt-Khỉ”, rồi “Chệt-Khùng”, hắn lẩn quất trong các thư viện với một tham vọng điên khùng: trở thành “gã Chà Chệt viết văn bằng tiếng Pháp”. Nhưng quá khứ đã đuổi kịp hắn dưới hình thức một bức thư, và căn phòng bí mật của hắn bị xâm nhập, bị thu hẹp không gian bởi một thứ khiến hắn có cảm giác kinh tởm xen lẫn trông chờ thầm kín: Sự quan tâm. Đứa cháu gái của hắn (cũng viết văn bằng tiếng Pháp) làm thế giới tưởng chừng đã hoàn toàn đông kín của hắn bỗng có những cơn chao đảo không ngờ, dù mong muốn duy nhất của hắn chỉ giản đơn: “tôi với đống sách sẽ là một”.


Xin trân trọng giới thiệu.


BÁO CHÍ GIỚI THIỆU

(Nguồn: evan.vnexpress.net)
8/19/2009 12:00:00 AM

Vu khống


Linda Lê


Giọng văn của Linda Lê tưởng chừng lạnh lùng và sắc sảo mà thật ấm áp và bao dung, đặc biệt chị tỏ rõ ưu điểm vượt trội khi phơi bày những chi tiết khám phá nội tâm nhân vật.


Trong các cuộc trò chuyện, những Việt kiều yêu văn chương thường nhắc đến bút danh Linda Lê, một nữ nhà văn Pháp gốc Việt. Linda Lê sinh quán tại Đà Lạt, năm 14 tuổi theo gia đình sang Paris và bắt đầu viết văn bằng tiếng Pháp. Tác phẩm đầu tay Phúc âm tội ác xuất bản năm 1992 đã khẳng định tên tuổi một cây bút nữ. Từ đó đến nay, Linda Lê liên tục có nhiều tiểu thuyết và truyện ngắn chinh phục công chúng Pháp và được dịch sang tiếng Anh, tiếng Hà Lan và tiếng Bồ Đào Nha.


Hành trình quay lại với độc giả quê nhà của Linda Lê vừa được đánh dấu bằng cuốn Vu khống do NXB Văn Học và Nhã Nam liên kết ấn hành. Viết về thế giới những người điên, trên giá sách từng có hai tác phẩm trứ danh Buồn nôn của Jean Paul Sartre và Phòng số 6 của Anto Tchekhov. Đọc chầm chậm 32 chương với hơn 200 trang in, mới thấy rằng Linda Lê vẫn có cách của riêng mình để thể hiện một sự sẻ chia lặng lẽ và xót xa. Giọng văn của Linda Lê tưởng chừng lạnh lùng và sắc sảo mà thật ấm áp và bao dung, đặc biệt chị tỏ rõ ưu điểm vượt trội khi phơi bày những chi tiết khám phá nội tâm nhân vật.


"Vu khống" có một sợi chỉ rất nhỏ nối hai mảnh đời, người cậu "bị coi là người điên" và cô cháu gái luôn sống trong bất an lại nuôi khát vọng viết văn. Người cậu 10 năm ở bệnh viên tâm thần và 5 năm tiếp tục cuộc đời với ám ảnh một người điên. Người cậu ấy chỉ biết lẩn quẩn trong thư viện, làm bạn với sách và trở thành một cuốn sách âm thầm giữa lãng quên. Thế nhưng, sự có mặt chờn vờn của ông trên cõi nhân gian giống như điểm tựa cho cô cháu gái. Và dường như chỉ có ông mới thấu hiểu những dằn vặt của cô cháu gái: "Chính tấm gương tôi thất bại cho nó đủ can đảm đi thám hiểm biên giới của sự lành mạnh tâm thần. Chính hồi ức tôi sụp đổ mười lăm năm trước khiến nó thả mình đắm chìm để dễ vọt lên trở lại. Tôi đã chuẩn bị con đường. Tôi là dược thảo trị độc của nó. Phương thuốc nhiệm màu ngừa điên dại của nó".


Người điên trong Vu khống bị gọi bằng nhiều hỗn danh khác nhau, từ Mặt Khỉ đến Chệt Khùng, theo thói quen ruồng rẫy của xã hội. Tuy nhiên, chính người điên ấy luôn thức tỉnh những phẩm giá đạo đức ở mỗi hoàn cảnh cụ thể bằng sự tự vấn: "Mày đã trả tiền để con bé được ngủ yên trong giường như mọi đứa con gái ngoan… Mày đã trả tiền để thỏa mãn cái tật làm thánh nhân của mày…". Người điên ấy luôn run rẩy trong sự sợ hãi, không phải chỉ để thương chính bản thân mình, mà còn thương những con người tội nghiệp xung quanh. Người điên ấy lý giải u uẩn của cô cháu gái: "Đời con bé cũng thế, chỉ là đổ nát. Hai người cha đã phá sập nền móng. Nó bới gạch vụn, dọn mảnh vỡ, nó chỉ tìm thấy những bóng ma người cha. Nó là con chuột chũi mải miết đào, đào không thôi, trong thanh âm tiếc thương. Hiểm nguy rình đón nó, ấy là ngộ độc trữ tình, ấy là đa cảm xói mòn khả năng khinh đời".


"Vu khống" không phải là cuốn sách đọc để lấy cốt truyện, hay đọc để kể lại dăm tình huống gay cấn. Vu khống níu giữ rung động của chúng ta trong một không gian ngột ngạt và khơi dậy một niềm cảm thông sâu sắc cho số phận hiu hắt dự phần với cuộc sống nhiều khi hờ hững này: "Trước kia tôi kinh khiếp những người điên mở miệng là nói nhăng nói cuội, nói gióng tiếng một, nói đi nói lại, chửi bới và kêu thét. Bây giờ tôi kinh khiếp những kẻ tâm trí lành mạnh, họ phun ra những từ trống rỗng và đợi được những lời vô nghĩa đáp lại".


Nhà văn Linda Lê thổ lộ "viết, là tự lưu đày bản thân". 16 năm trước, Vu khống vừa ra mắt lần đầu tiên đã thu hút được sự quan tâm của độc giả Pháp, còn hôm nay với sự chuyển ngữ của Nguyễn Long Khánh có thể Vu khống cũng sẽ làm hài lòng người yêu văn học Việt Nam. Đọc Vu khống để thấm thía vẻ đẹp của những cuộc đời thiệt thòi và lầm lũi xung quanh chúng ta!


Lê Thiếu Nhơn





Copyright @1999-2020 MINHKHAI.VN All rights Reserved.
Công Ty TNHH Minh Khai S.G (Nhà sách Minh Khai)
249 Nguyễn Thị Minh Khai, F. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4102019159
Mã số doanh nghiệp 0303209716 - Đăng ký thay đổi lần 6 ngày 30/07/2010
Ðiện Thoại (028)39250590 - (028)39250591 -Fax: (028)39257837
Website: minhkhai.com.vn
E-mail: [email protected]