Sách

Đời sống - Gia đình Bí quyết dành cho phụ nữ Cẩm nang nuôi dạy trẻ Hạnh phúc gia đình Làm đẹp Làm vườn - Vật nuôi - Nông lâm nghiệp Mang thai & Nuôi con mới sinh Nữ công gia chánh - Thực dưỡng Tâm lý - Giới tính Thể dục - Thể thao Giáo khoa - Giáo trình - Sách tham khảo Giáo trình Cao đẳng - Đại học Luyện thi Cao đẳng - Đại học SÁCH GIÁO KHOA BỘ Sách giáo khoa cấp I Sách giáo khoa cấp II Sách giáo khoa cấp III Tham khảo cấp I Tham khảo cấp II Tham khảo cấp III Ngoại ngữ - Từ điển Tiếng Anh Tiếng Hàn Tiếng Nhật Tiếng Pháp Tiếng Trung Tiếng Việt - Ngoại ngữ khác Từ điển Ngoại văn Children books Cooking - Science - Social - Economic Literature & Fiction Sách Chuyên ngành Khoa học kỹ thuật - Công nghệ Khoa học thường thức Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Ngoại giao - Vấn đề quốc tế Pháp luật - Văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phong thủy - Kinh dịch - Nhân tướng học Tin học - CNTT Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tâm Linh Triết - Chính trị - Quân sự - Nhà nước Xây dựng - Kiến trúc Y học - Sức khỏe Sách dành cho Thiếu nhi Kiến thức - Kỹ năng dành cho bé Sách tô màu thiếu nhi Truyện kể cho bé - Đồng thoại Truyện tranh Sách dành cho Thiếu niên - Tuổi mới lớn Kiến thức - Kỹ năng dành cho thiếu niên Manga - Comics Tủ sách teen Sách Kinh tế Đầu tư - Chứng khoán Kế toán - Kiểm toán Khởi nghiệp - Làm giàu Kinh tế học Nghệ thuật lãnh đạo - Nhân sự PR - Marketing - Sales - Brand Quản trị kinh doanh Tài chính - Ngân hàng Sách Rèn luyện bản thân Bài học thành công Bí quyết - Kĩ năng - Cẩm nang - Hướng nghiệp Nghệ thuật sống - Truyền cảm hứng Sách song ngữ Sách tô màu người lớn Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch Âm nhạc Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện Lịch sử - Địa lý Mỹ thuật - Điện ảnh - Sân khấu - Nhiếp ảnh Phóng sự - Ký sự - Bút ký - Tùy bút - Truyện ký - Tạp bút - Ghi chép Văn hóa - Du lịch Văn học Tác phẩm kinh điển Thơ - Bình thơ - Nghiên cứu - Tiểu luận - Phê bình văn học Toàn tập - Tuyển tập - Hợp tuyển thơ văn - Biên khảo Truyện Chương hồi - Kiếm hiệp Truyện cười - Truyện tiếu lâm - Truyện dân gian - Truyện trào phúng Truyện dài - Tiểu thuyết Truyện ngôn tình - Light Novel Truyện Thần thoại - Dã sử - Truyền kỳ - Huyền bí - Giả tưởng Truyện trinh thám - kinh dị - điều tra - vụ án Truyện vừa - Truyện ngắn - Tản văn

 

THƯ VIỆN ẢNH

> <

ẢNH MINH KHAI

> <

BẢN TIN MINH KHAI

WEBSITE LIÊN KẾT







 

TÌM KIẾM

Sách > Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tâm Linh

NGỮ PHÁP PALI (Hết hàng)
Tác giả: Charles Duroselle. Dịch giả: Thích Nhuận Đức

Thể loại: Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tâm Linh
ISBN: 8935280910188
Xuất bản: 1/2022
Trọng lượng: 670 gr
NXB: Thế giới
Số trang: 468 trang - khổ: 15,5 x 24 cm
Giá bìa: 180,000 đ (-25%)
Giá bán: 135,000 đ

Văn học Phật giáo truyền thống sử dụng được bốn loại ngôn ngữ cổ như Pāli, Sanskrit, Trung, Tây Tạng. Ngoài bốn loại ngôn ngữ trên, ngôn ngữ Magadh được biết như là một loại ngôn ngữ của Phật dạy (Dhammanirutti) trong truyền thống Phật giáo Theravada, nó được ngài Buddhaghosa ca ngợi như là ngôn ngữ gốc (mūlabhāsa), những lời dạy của chính Đức Thế Tôn (sakānirutti).

Theo các nhà ngữ pháp Pāli cho rằng, kiến thức về ngôn ngữ Pāli vô cùng cần thiết đối với việc hiểu những lời dạy của Đức Phật, nó chứa đựng con đường giải thoát mà được dạy bởi bậc Điều Ngự Trượng Phu (Jina) (Tham khảo Kinh giáng phúc trong Kaccāyanavyākaraa). Truyền thống Theravada nhấn mạnh đến triết lý Phật giáo để hiểu được nghĩa chính xác, tường tận của lời Phật dạy. Do đó, để hiểu sâu về triết lý đó thì cần phải nắm đến bốn loại paisabhidās, đó là dhamma, attha, nirutti and patibhāna.

Ngữ pháp là phương tiện hữu hiệu nhất để hiểu về bất kỳ ngôn ngữ nào và Pāli không ngoại trừ nguyên tắc ấy. Trong truyền thống Phật giáo Theravada, chúng ta cần biết ít nhất năm loại ngữ pháp Pāli. Chúng bao gồm Bodhisattavyākaraa, Sabbaguākaravyākaraa, Kaccāyanavyākaraa, Saddanīti and Moggallānavyākaraa. Trong đó, hai loại đầu không còn sử dụng được nữa và chúng được tìm thấy trong các công trình trích dẫn, nghiên cứu ngữ pháp sau này. Từ khi văn phạm Pāli truyền thống được viết dưới dạng ngôn ngữ Pāli, chúng không dễ dàng sử dụng đối với sinh viên mới học Pāli.

Khi việc nghiên cứu được bắt đầu ở phương Tây, họ cảm thấy cần thiết phải có một cuốn văn phạm Pāli được viết bằng ngôn ngữ châu Âu. Để thỏa mãn nhu cầu Pāli của họ thì sự sắp xếp, mô tả văn phạm Pāli trở nên thiết yếu cho những người học Pāli với những cấp độ kiến thức khác nhau. Để đi đến quyết định thực tế này, nhiều cuốn sách ngữ pháp Pāli được viết trong hai thế kỷ qua. Hầu hết những cuốn sách ấy được viết bằng tiếng Anh và các ngôn ngữ châu Âu khác. Tuy nhiên, nó vẫn còn khó khăn để tìm thấy những sách hướng dẫn có nội dung hay cho người học trong các ngôn ngữ Á châu và Ấn Độ. Đây là một rào cản lớn trong sự phát triển về ngôn văn và văn phạm của các học giả Pāli tại khu vực Ấn Độ và phần còn lại của châu Á bởi vì tiếng Anh không phải là phương tiện truyền thông giao tiếp ở nhiều nơi trong khu vực này. Tuy sự phiên dịch có thể mang chúng ta đi đến gần với bản gốc nhưng dù sao đi nữa chúng không thể thay thế hoàn toàn được nó sau này. Vì vậy, để nghiên cứu được văn học Phật giáo bằng tiếng Pāli thì việc nghiên cứu ngữ pháp trở nên vô cùng thiết yếu.

Cuốn sách gồm 15 chương dành cho người học Pāli từ cơ bản đến nâng cao:

  • Chương 1: Các mẫu tự Pāli gồm có 8 nguyên âm và 33 phụ âm, đồng thời hướng dẫn cách phát âm.
  • Chương 2: Luật hòa âm (Sandhi).
  • Chương 3: Sự đồng hóa trong tiếng Pāli, giúp người học hiểu rõ về sự thay đổi của các từ Pāli.
  • Chương 4: Quá trình tăng cường âm, biến đổi âm.
  • Chương 5: Người học có thể nắm bắt các biến cách phức tạp của các danh từ Pāli (nam tánh, nữ tánh, trung tánh) theo những công thức quy luật của tiếng Pāli, có thể nói đây là chương quan trọng của người học tiếng Pāli. Nắm rõ được sự biến cách này, người học xem như nắm được 50% về sự học ngôn ngữ Pāli.
  • Chương 6: Sự hình thành danh từ nữ tánh dựa trên các danh từ và tính từ.
  • Chương 7: Tính từ Pāli trình bày theo hệ thống nam tánh, nữ tánh, trung tánh bằng hình thức bảng so sánh, giúp người học nắm rõ được sự khác biệt của các tính từ thay đổi theo tánh.
  • Chương 8: Số đếm và số thứ tự cũng theo 3 tánh (nam tánh, nữ tánh và trung tánh) với các bảng so sánh rất cần cho người học Pāli.
  • Chương 9: Đại từ, đại tính từ, nguồn gốc của đại từ, cũng so sánh với 3 tánh (nam tánh, nữ tánh, trung tánh), giúp người học có được một phương pháp hệ thống, khoa học, dễ tiếp cận môn học.
  • Chương 10: Động từ với 6 thì chi tiết giúp người học có thể so sánh với cách chia động từ trong ngữ pháp tiếng Anh, tiếng Pháp… Đây cũng là một chương quan trọng cho người học tiếng Pāli.
  • Chương 11: Các bất biến cách, chương này tương đối đơn giản đối với người học tiếng Pāli, chỉ cần học thuộc lòng là được.
  • Chương 12: Các từ ghép Pāli, giúp người học hiểu rõ về sự mất đi của các nguyên âm và phụ âm khi ghép chung 2 từ Pāli với nhau.
  • Chương 13: Sự chuyển hóa ngữ cũng là sự hình thành của danh từ và tính từ.
  • Chương 14: Cú pháp Pāli, liên quan đến trật tự câu, mạo từ, sự hòa hợp, cú pháp của danh từ, cú pháp của tính từ, cú pháp của đại từ, sự lặp lại cú pháp của động từ.
  • Chương 15: Vần luật liên quan thể thơ trong tiếng Pāli.

 

Minh Khai trân trọng giới thiệu





Copyright @1999-2020 MINHKHAI.VN All rights Reserved.
Công Ty TNHH Minh Khai S.G (Nhà sách Minh Khai)
249 Nguyễn Thị Minh Khai, F. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4102019159
Mã số doanh nghiệp 0303209716 - Đăng ký thay đổi lần 6 ngày 30/07/2010
Ðiện Thoại (028)39250590 - (028)39250591 -Fax: (028)39257837
Website: minhkhai.com.vn
E-mail: [email protected]