Những Hệ Thống Pháp Luật Chính Trong Thế Giới Đương Đại (Tìm Hiểu Pháp Luật Quốc Tế)
(Hết hàng)
RÉNE DAVID(Tác giả),NGUYỄN SỸ DŨNG(Biên dịch),ThS. NGUYỄN ĐỨC LAM(Biên dịch) Thể loại: Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện ISBN: 104095 Xuất bản: 8/2003 Trọng lượng: 500 gr NXB: TP. Hồ Chí Minh Số trang: 435 Trang-Kích thước 16x24 Giá bán: 62,000 đ |
|
Cuốn sách mà bạn đọc đang có trên tay của học giả nổi tiếng người Pháp René David Những Hệ Thống Pháp Luật Chính Trong Thế Giới Đương Đại là một trong những công trình nghiên cứu luật học được xếp vào hàng kinh điển trên thế giới. Xuất bản lần đầu tiên vào đầu những năm 1960, cuốn sách đã được tái bản nhiều lần ở Pháp (có bổ sung), trở nên nổi tiếng trên thế giới và được dịch ra các thứ tiếng Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ý, Bồ Đào Nha, Phần Lan, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư, Trung Quốc và Nga. Bản này được dịch từ bản tiếng Nga xuất bản năm 1999 do GS. Tiến sĩ luật học Tumanốv V.A. dịch từ nguyên bản tiếng Pháp tái bản gần đây nhất năm 1992, khi René David đưa vào cuốn sách nhiều điều bổ sung và chỉnh lý. Ngoài ra, người dịch cũng tham khảo bản tiếng Anh "Major Legal Systems in the World Today", các tác giả Rene David và John E.C. Brierly, Nhà xuất bản The Free Press, 1978. Cuốn sách nghiên cứu, phân tích một cách toàn diện, sâu sắc, khách quan, dễ hiểu về những hệ thống pháp luật chính trên thế giới ngày nay: hệ thống rô manh - ghec manh (còn gọi là hệ thống lục địa, hệ thống dân luật); hệ thống thông luật (còn gọi là hệ thống Anh - Mỹ); hệ thống pháp luật XHCN; một số hệ thống nhỏ hơn như pháp luật đạo Hồi, pháp luật đạo Hindu, pháp luật vùng Đông Á (Trung Quốc, Nhật Bản), pháp luật châu Phi. Theo đó, cuốn sách có 4 phần, trong từng phần tác giả đi theo bố cục sau: Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống; cấu trúc của hệ thống (những phạm trù đặc trưng nhất, các quy phạm); các nguồn của pháp luật (luật, thực tiễn xét xử của tòa án, học thuật, tập quán, những nguyên tắc chung, công lý và lý trí). Trong cái khung đó, ông lẩy ra, phân tích, so sánh, đối chiếu những đặc thù của từng hệ thống và những điểm tương đồng giữa các hệ thống với nhau, tạo ra một khối tổng thể, hòa quyện vào nhau, cung cấp cho bạn đọc một tầm nhìn vừa bao quát vừa cụ thể, và như vậy tránh được xu hướng "chỉ thấy cây mà không thấy rừng". Hy vọng cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các sinh viên, giảng viên, nhà nghiên cứu, nhà thực tiễn, doanh nhân và các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp... Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. |