BÔNG HỒNG VÀNG VÀ BÌNH MINH MƯA
(Hết hàng)
Tác giả: K. G. Paustovsky. Người dịch: Kim Ân - Mộng Quỳnh Thể loại: Truyện vừa - Truyện ngắn - Tản văn ISBN: 8936067597264 Xuất bản: 4/2017 Trọng lượng: 600 gr NXB: Văn học Số trang: 590 trang - khổ: 14.5 x 20.5 cm Giá bìa: Giá bán: 84,750 đ |
|
BÔNG HỒNG VÀNG & BÌNH MINH MƯA tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Nga K. G. Paustovsky (1892 - 1968). Trong tác phẩm này, ông đã viết về Giăng Samet là một anh thợ quét rác tại thành Pari. Anh ta sống trong một túp lều ở ngoại thành. Trước đây anh ta đã đừng đi lính trong trận chiến ở Mexico. Sau đó anh ta gặp sốt rét rồi được gửi về nước. Viên chỉ huy đã gửi nhờ Samet đưa đứa con gái lên 8 tuổi tên là Xuyzan về Pháp, gửi cho người bác. Trên đường trở về Pháp, anh ta đã kể lại cho cô bé Xuyzan nghe về cuộc đời mình với những mâu kí ức vụ vặt. Trong đó có câu chuyện về bông hồng vàng mà anh đã từng nhìn thấy trong nhà một bà lão dân chai. Người ta tin rằng ai có được bông hồng vàng thì sẽ có được hạnh phúc. Rồi Xuyzan dược trao lại cho người bác. Năm tháng đi qua, Samet sống trong cảnh thiếu thốn đơn diệu làm hết nghề này đến nghề khác rồi trở thành người thợ quét rác thành Pari. Một ngày anh gặp lại Xuyzan, cô gái ước có ai đó tặng cô bông hồng vàng. Vì thế Samet đã đi thu gom những hạt bụi có chứa bột vàng ở các xưởng kim hoàn mang về để đúc thành 1 thoi nhỏ và dùng nó để đánh 1 bông hồng vàng mang lại hạnh phúc cho Xuyzan. Cuối cùng khi đánh xong bông hồng vàng, đó là một bông hồng tinh xảo, cùng trên một cành, bên cạnh bông hoa có 1 nụ hồng bé nhỏ và nhọn hoắt, thì Samet mới biết Xuyzan đã rời Pari đi Mĩ. Samet ốm yếu và qua đời. Người ta lấy ở dưới cái gối của anh ra một bông hồng vàng bọc trong cái nơ nhàu nát màu xanh, từ chiếc nơ xông lên mùi chuột.Sau này bông hồng vàng đó được bán lại cho 1 nhà văn. “Bông hồng vàng của Samet!. Đối với tôi phần nào là hình tượng tương lai của hoạt động sáng tạo của chúng ta. Thật là lạ lung khi chẳng có ai chịu bỏ sức lao động của mình ra nghiên cứu xem từ những hạt bụi quý ấy đã phát sinh nguồn văn học sinh động như thế nào”.
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |