NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC - CON ONG CỦA SAINT-SIMON
Tác giả: Alice Brière Haquet - Mai Li Bernard. Người dịch: Hoàng Thủy Thể loại: Kiến thức - Kỹ năng dành cho thiếu niên ISBN: 8935352610244 Xuất bản: 5/2024 Trọng lượng: 80 gr NXB: Kim Đồng Số trang: 24 trang - khổ: 19 x 13 cm Giá bìa: Giá bán: 12,000 đ |
|
Công việc của con ong thợ có giống sức mạnh của con ong bắp cày không? Saint-Simont, triết gia thế kỉ 18, sẽ đưa ra câu trả lời thông qua câu chuyện trong cuốn sách NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC - CON ONG CỦA SAINT-SIMON. Henri de Saint-Simon (1760-1825) là nhà triết học, nhà kinh tế học người Pháp. Ông phản đối chế độ tư bản, kêu gọi cải cách theo con đường chủ nghĩa xã hội để mọi người đều được thỏa mãn nhu cầu sinh sống và hưởng thụ văn hóa. Tư tưởng của ông ảnh hưởng rất lớn đến các nhà triết học, xã hội học sau này, đặc biệt là Marx và Engels, những triết gia của chủ nghĩa xã hội khoa học. Nguyên tắc mà ông đề ra: mọi người đều phải lao động theo khả năng của mình để cung cấp của cải cho xã hội được thể hiện rất rõ ở Ngụ ngôn Con ong nổi tiếng. Ngụ ngôn này xuất hiện trong bài viết Sur la querelle des abeilles et des frelons (Về cuộc cãi vã của lũ ong mật và ong bắp cày) xuất bản năm 1819. Ông đặt đối lập người sản xuất (giống như những con ong mật) với người nắm giữ quyền lực (ong bắp cày) để làm nổi bật vai trò kiến tạo xã hội của người sản xuất. Ngụ ngôn này cho ta thấy bản chất chính trị không nằm ở Nhà nước, ở người cai trị, mà ở sức mạnh vô hình của những người lao động bình thường. Minh Khai trân trọng giới thiệu |
NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC - CON QUẠ CỦA EPICTETUS Tác giả: Alice Brière Haquet - Csil. Người dịch: Hiếu Minh Làm thế nào tiếng kêu của một con quạ có thể thay đổi một cuộc đời? Epictetus, triết gia của thế kỉ thứ nhất, sẽ giải thích điều đó cho bạn thông qua câu chuyện trong cuốn sách NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC - CON QUẠ CỦA EPICTETUS. Epictetus (Khoảng 55-135) là triết gia Hy Lạp theo trường phái khắc kỉ, chủ trương con đường đi ... |
NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC - CON THẰN LẰN CỦA HEIDEGGER Tác giả: Alice Brière Haquet - Sophie Vissière. Người dịch: Hiếu Minh Con thằn lằn trên hòn đá nghĩ gì về Trái Đất và Mặt Trời? Heidegger, triết gia thế kỉ 20, sẽ chỉ rõ cho chúng ta trong cuốn sách NGụ NGÔN TRIẾT HỌC - CON THẰN LẰN CỦA HEIDEGGER. Martin Heidegger (1889-1976) là triết gia người Đức. Ông chủ yếu gắn liền với hiện tượng học (nghiên cứu về ý thức) và ... |
NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC - CON THIÊN NGA CỦA POPPER Tác giả: Alice Brière Haquet - Janik Coat. Người dịch: Hoàng Thủy Làm thế nào để chắc chắn rằng mọi con thiên nga đều màu trắng? Popper, triết gia thế kỉ 20, tự hỏi điều này và câu trả lời nằm chính trong cuốn sách NGụ NGÔN TRIẾT HỌC - CON THIÊN NGA CỦA POPPER. KARL POPPER (1902-1994) là nhà triết học người Áo. Ông là Giáo sư Logic và Phương ... |
NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC - CON VỊT CỦA WITTGENSTEIN Tác giả: Alice Brière Haquet - Loic Gaume. Người dịch: Hiếu Minh Con vịt cũng là con thỏ, liệu điều đó có tồn tại hay không? Wittgenstein, triết gia thế kỉ 20, tin là có. Ý tưởng này có thể diễn giải như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu trong cuốn sách NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC - CON VỊT CỦA WITTGENSTEIN. Ludwig Wittgenstein (1889-1951) là nhà triết học người ... |
NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC - CON CHÓ SÓI CỦA HOBBES Tác giả: Alice Brière Haquet - Herbéra. Người dịch: Hoàng Thủy Việc sống quây quần thành xã hội bảo vệ chúng ta khỏi lũ sói bằng cách nào? Hobbes, triết gia thế kỉ 17, sẽ giải thích cho bạn điều đó trong cuốn sách NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC - CON CHÓ SÓI CỦA HOBBES. THOMAS HOBBES (1588-1679) là nhà triết học người Anh, người khai sinh triết học chính trị ... |
NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC - CON BƯỚM CỦA TRANG TỬ Tác giả: Alice Brière Haquet - Raphaele Enjary. Người dịch: Hiếu Minh Khi Trang Tử nằm mơ, ông mơ thấy mình biến thành con bướm. Khi tỉnh dậy, ông tự hỏi không biết mình là con bướm hay con bướm là mình. Mời bạn đọc cuốn NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC - CON BƯỚM CỦA TRANG TỬ. Trang Tử (369 - 286 TCN) là triết gia Trung Hoa thời Chiến Quốc, được coi là nhà tư tưởng lớn của Đạo giáo. ... |
NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC - CON BỒ CÂU CỦA KANT Tác giả: Alice Brière Haquet - Émilie Vast. Người dịch: Hoàng Thủy Con bồ câu sẽ tự do hơn nếu không có không khí cũng như những quy tắc? Kant, triết gia thế kỉ 18, sẽ làm sáng tỏ cho chúng ta thông qua cuốn sách NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC – CON Bồ CÂU CỦA KANT. Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia duy tâm người Đức, nổi tiếng với “triết học siêu nghiệm”. ... |
NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC - CON CHÓ CỦA DIOGENES Tác giả: Alice Brière Haquet - Kazuko. Người dịch: Hiếu Minh Cuộc sống của một vị vua hay cuộc sống của một con chó sẽ tốt đẹp hơn? Diogenes, triết gia thời Cổ đại, biết rất rõ điều này và gửi gắm câu trả lời thông qua một câu chuyện ngụ ngôn được đề cập trong NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC - CON CHÓ CỦA DIOGENES. Diogenes (khoảng 412-323 TCN) là nhà triết học người Hy Lạp cổ đại, một trong ... |
NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC - CON NHÍM CỦA SCHOPENHAUER Tác giả: Alice Brière Haquet - Olivier Philipponneau. Người dịch: Hiếu Minh Tại sao tất cả chúng ta lại hơi giống loài nhím? Schopenhauer, triết gia của thế kỉ 19, sẽ trả lời câu hỏi ấy trong cuốn sách NGỤ NGÔN TRIẾT HỌC - CON NHÍM CỦA SCHOPENHAUER. Schopenhauer (1788-1860) là nhà triết học duy tâm người Đức, nổi tiếng với quan niệm về “vật tự nó”. Nghịch lí con nhím xuất ... |