Truyện Cười Của Người Gabrôvô
(Hết hàng)
PGS. NGUYỄN VĂN KIỆM(Biên dịch) Thể loại: Văn học ISBN: 106333 Xuất bản: 8/2003 Trọng lượng: 110 gr NXB: Văn Hóa Thông Tin Số trang: 142 Trang-Kích thước 13x19 Giá bán: 15,000 đ |
|
Bạn có bao giờ gặp những con người mà mỗi khi ta cười họ thì họ lại lấy làm thích thú không ? Tôi dám cuộc là không bao giờ như thế cả. Ấy vậy mà, những con người như thế lại tồn tại: đó là người dân thị trấn Gabrovo. Người dân thị trấn này đã làm cho người khác phải cười, nhưng chính họ cũng biết cách cười ngay cả chính bản thân mình nữa kia. Và đó là những điều khiến người ta càng thêm yêu mến họ. Theo truyền khẩu thì người dân thị trấn này vốn dĩ rất tiết kiệm, tuy nhiên, họ vẫn móc hầu bao của họ, mà không hề nhăn mày nhăn mặt, khi cần lấy tiền để in ra những giai thoại, bằng mọi ngôn ngữ, để phổ biến rộng rãi những điều mà người ta kể về họ... Và bây giờ, mời các bạn hãy làm quen với những người dân thành phố Gabrovo, mời các bạn hãy cùng cười với họ, cùng cười với tiếng cười thẳng thắn, độ lượng và đầy sức sống của họ. Trong việc tính toán, họ đã tỏ ra rất giỏi, vả lại trong việc này họ chẳng mất gì sất: bởi chỉ có những người dân thị trấn Gabrovo mới biết cách cho mà không mất. Đây cũng là thêm một nghịch lý nữa mà có thể giải thích một cách dễ dàng: nếu như ngọn lửa biết thắp lên một ngọn lửa khác thì ngọn lửa đó không bao giờ tắt. Cầu mong sao cho ngọn lửa dễ lây lan như nụ cười của người dân Gabrovo, để sưởi ấm cõi lòng của tất cả các bè bạn trên khắp các đất nước xa gần. Những người dân Gabrovo yêu người, yêu cuộc sống, yêu cả thế giới này. Bởi thế nụ cười của họ là nụ cười mang tính nhân đạo và đầy hữu nghị. Mời các bạn tìm đọc Truyện Cười Của Người Gabrôvô. |
Cổ Kim Tiếu Sử (Truyện Cười Ghi Trong 36 Sách) (Bộ 4 Cuốn) PHÙNG MỘNG LONG(Tác giả),LÊ VĂN ĐÌNH(Biên dịch),MAI NGỌC THANH(Hiệu đính) Phùng Mộng Long (1574 - 1646) người Trường Châu, thuộc Tô Châu, nay là thành phố Tô Châu tỉnh Giang Tô, tự là Do Long, hiệu Mặc Hàm Trai chủ nhân, biệt hiệu là Long Tử Do. Họ Phùng có ba anh em trai: anh là Phùng Mộng Quế, em là Phùng Mộng Hùng, được người trong vùng gọi là Ba ông họ Phùng ở đất Ngô. Phùng Mộng Long để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm sưu tầm, biên tập, sáng tác... với các ... |