Đời Con Gái (Tiểu Thuyết)
(Hết hàng)
BÀ TÙNG LONG(Tác giả) Thể loại: Văn học ISBN: 118322 Xuất bản: 6/2004 Trọng lượng: 200 gr NXB: Phụ nữ Số trang: 240 Trang-Kích thước 13x19 Giá bán: 24,000 đ |
|
Với tiểu thuyết Đời Con Gái , Bà Tùng Long lại khai thác một lần nữ a đề tài thân phận người phụ nữ trong xã hội tư sản. Với con mắt nhìn hướng nội của một cây bút nữ, tác giả đã phơi bày tấm thảm kịch gia đình của một công chức cao cấp dưới chế độ cũ, khiến người đọc thấm thía với bao nổi đắng cay chua xót của người phụ nữ, những vết thương rướm máu trong trái tim, những phút quằn quại điên loạn trong tâm hồn, dù bên ngoài được che phủ bằng nhung lụa nhằm "bảo vệ danh dự gia đình"... Chúng ta đã đọc nhiều truyện viết về cảnh dì ghẻ con chồng nhưng còn ít được đọc truyện viết về dượng và con riêng của vợ. Ở đây tác giả khai thác cảnh ngộ ấy thật độc đáo và éo le: Một người đàn ông làm chuyện loạn luân với con riêng của vợ, khi cô này sinh một đứa con gái, bà mẹ bắt cô phải vào nhà tu, bà sẽ nuôi đứa con coi như con đẻ của bà. Nhưng sau không nén nổi thói ghen tuông, bà hành hạ đứa trẻ kết quả của tội lỗi và cuối cùng nói toạc sự thật ra, từ đó gây ra cảnh xào xáo, đổ vỡ trong gia đình. Bao nhiêu người phụ nữ trong nhà, giận ghét nhau, làm khổ nhau, giày vò nhau mà không tự biết mình chỉ là nạn nhân của cái thói dâm tà bất chính của người đàn ông - chủ gia đình, người kiếm tiền nuôi cả nhà, cũng vì vậy mà tuy ghê tởm, họ vận phải nhượng bộ người ấy, bám víu vào người ấy... Xin trân trọng giới thiệu bạn tìm đọc. |
Hứa Hẹn BÀ TÙNG LONG(Tác giả) ... Hồ Biểu Chánh nhiều khi còn có vẻ nệ cổ, khắt khe thì bà Tùng Long tỏ ra tân tiến, phóng khoáng hơn. Luân lý trong tác phẩm của bà không thái quá, không bất cập, dựa trên nền tảng đạo lý nhân dân cổ truyền với những biến thái nhằm thích nghi với thời buổi văn minh hiện đại. Trong tiểu thuyết Hứa Hẹn, tác giả để cho cô Thúy yêu một mối tình vô vọng một người đàn ông lớn tuổi đã có gia đìng ... |
Hồi Ký Bà Tùng Long: Viết Là Niềm Vui Muôn Thuở Của Tôi... BÀ TÙNG LONG(Tác giả) Người đọc ở thành phố trong Nam cuối những năm 50, suốt những năm 60 và đầu những năm 70 - trên dưới 20 năm - quen với cây bút của nhà văn, nhà báo nữ Tùng Long, thường ký kèm chữ "bà" ở trước tên. Bà Tùng Long nổi tiếng ở các truyện gọi là tâm lý xã hội, đăng trên các nhật báo như một số loại phụ trương nhiều kỳ mà vào thời ấy gọi là "feuilleton". Bà cũng nổi tiếng về các mục giải đáp tâm sự của ... |