Sự Thống Trị Của Nam Giới - Tủ Sách Tinh Hoa (Pierre Bourdieu)
(Hết hàng)
Tác giả: Pierre Bourdieu. Người dịch: Lê Hồng Sâm Thể loại: Khoa học xã hội ISBN: 1910000024113 Xuất bản: 3/2011 Trọng lượng: 250 gr NXB: Tri Thức Số trang: 232 trang - khổ:12x20 cm Giá bìa: Giá bán: 41,650 đ |
|
"Sự thống trị của nam giới" là tác phẩm của Pierre Bourdieu vừa được NXB Tri thức ấn hành bản tiếng Việt năm 2011. Tác giả Pierre Bourdieu (1930 - 2002) là nhà xã hội học, triết học, nhân chủng học người Pháp thế kỷ XX. "Sự thống trị của nam giới" được các nhà nghiên cứu đánh giá là sự hòa quyện giữa khả năng phân tích khoa học và một lối văn phong cuốn hút, tạo được sự chú ý đặc biệt đối với giới nghiên cứu xã hội học. Trong cuốn sách này, Bourdieu đã phân tích các mối quan hệ giữa nam và nữ giới, xuất phát từ việc nghiên cứu dân tộc học xã hội của người Berbères tại Kabylie, và tìm hiểu những cấu trúc tượng trưng của vô thức lấy nam giới làm trung tâm, hiện vẫn còn tồn tại ở ở nam giới và nữ giới ngày nay. Bạo lực tượng trưng đi kèm với phục tùng nghịch lý. Họ phục tùng một cách vô điều kiện và không hề phản ứng bởi nó là thứ bạo lực “êm ái”, không nhìn thấy được, thậm chí ngay cả với nạn nhân. Trao đổi về các khái niệm, vấn đề được đưa ra trong sách, dịch giả - GS. Lê Hồng Sâm, nguyên chủ nhiệm Bộ môn Văn học phương Tây (Đại học Quốc gia Hà Nội) và nhà báo Phan Thế Hải cho biết hiện tượng bất bình đẳng nam giới này không chỉ của riêng một một dân tộc, một cộng đồng người Berbères, nó vẫn ngày ngày hiện hữu trong đời sống của chúng ta. Đặc biệt ở các nước châu Á vốn chịu nhiều ảnh hưởng của Nho giáo, Khổng giáo. Người phụ nữ luôn bị “lép vế” trước đàn ông và dường như họ được sinh ra với một định kiến xã hội rằng “đàn bà khom lưng, đàn ông đứng thẳng”. Chính cái nhìn của xã hội đã kiến tạo nên sự phân biệt bất bình đẳng đó và nó cung cấp nền tảng cho vẻ bề ngoài vốn được coi là tự nhiên của sự vật, hiện tượng. Cứ thế, một vòng tròn tư tưởng luẩn quẩn được hình thành. Người phụ sống trong sự áp bức, chịu nhiều thiệt thòi do chế độ trọng nam khinh nữ mang lại nhưng chính bản thân lại không nhận thức được. Ngày nay, tuy phụ nữ đã được công nhận trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội nhưng quan niệm bất bình đẳng giới vẫn chưa thể xóa bỏ hoàn toàn. Nó vẫn len lỏi và “biến tấu” một cách tinh vi, thâm nhập vào từng gia đình, từng xã hội. Tuy chỉ diễn ra trong 2 tiếng ngắn ngủi nhưng với những ý kiến, phân tích được nêu ra, buổi tọa đàm đã góp chút tiếng nói trong việc ủng hộ sự bình quyền nam nữ. Việt Báo (Theo HNMO) |