Sách

Đời sống - Gia đình Bí quyết dành cho phụ nữ Cẩm nang nuôi dạy trẻ Hạnh phúc gia đình Làm đẹp Làm vườn - Vật nuôi - Nông lâm nghiệp Mang thai & Nuôi con mới sinh & chăm sản phụ Nữ công gia chánh - Thực dưỡng Tâm lý - Giới tính Thể dục - Thể thao Giáo khoa - Giáo trình - Sách tham khảo Giáo trình Cao đẳng - Đại học Luyện thi Cao đẳng - Đại học SÁCH GIÁO KHOA BỘ Sách giáo khoa cấp I Sách giáo khoa cấp II Sách giáo khoa cấp III Tham khảo cấp I Tham khảo cấp II Tham khảo cấp III Ngoại ngữ - Từ điển Tiếng Anh Tiếng Hàn Tiếng Nhật Tiếng Pháp Tiếng Trung Tiếng Việt - Ngoại ngữ khác Từ điển Ngoại văn Children books Cooking - Science - Social - Economic Literature & Fiction Sách Chuyên ngành Khoa học kỹ thuật - Công nghệ Khoa học thường thức Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Ngoại giao - Vấn đề quốc tế Pháp luật - Văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phong thủy - Kinh dịch - Nhân tướng học Tin học - CNTT Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tâm Linh Triết - Chính trị - Quân sự - Nhà nước Xây dựng - Kiến trúc Y học - Sức khỏe Sách dành cho Thiếu nhi Kiến thức - Kỹ năng dành cho bé Sách tô màu thiếu nhi Truyện kể cho bé - Đồng thoại Truyện tranh Sách dành cho Thiếu niên - Tuổi mới lớn Kiến thức - Kỹ năng dành cho thiếu niên Manga - Comics Tủ sách teen Sách Kinh tế Đầu tư - Chứng khoán Kế toán - Kiểm toán Khởi nghiệp - Làm giàu Kinh tế học Nghệ thuật lãnh đạo - Nhân sự PR - Marketing - Sales - Brand Quản trị kinh doanh Tài chính - Ngân hàng Sách Rèn luyện bản thân Bài học thành công Bí quyết - Kĩ năng - Cẩm nang - Hướng nghiệp Nghệ thuật sống - Truyền cảm hứng Sách song ngữ Sách tô màu người lớn Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch Âm nhạc Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện Lịch sử - Địa lý Mỹ thuật - Điện ảnh - Sân khấu - Nhiếp ảnh Phóng sự - Ký sự - Bút ký - Tùy bút - Truyện ký - Tạp bút - Ghi chép Văn hóa - Du lịch Văn học Tác phẩm kinh điển Thơ - Bình thơ - Nghiên cứu - Tiểu luận - Phê bình văn học Toàn tập - Tuyển tập - Hợp tuyển thơ văn - Biên khảo Truyện Chương hồi - Kiếm hiệp Truyện cười - Truyện tiếu lâm - Truyện dân gian - Truyện trào phúng Truyện dài - Tiểu thuyết Truyện ngôn tình - Light Novel Truyện Thần thoại - Dã sử - Truyền kỳ - Huyền bí - Giả tưởng Truyện trinh thám - kinh dị - điều tra - vụ án Truyện vừa - Truyện ngắn - Tản văn

 

THƯ VIỆN ẢNH

> <

ẢNH MINH KHAI

> <

BẢN TIN MINH KHAI

WEBSITE LIÊN KẾT







 

TÌM KIẾM

Sách > Văn học

Mạnh Hơn Cả Lời Nói (Hành Trình Của Một Người Mẹ Trong Việc Chữa Khỏi Bệnh Tự Kỷ Cho Con Trai) (Hết hàng)
Tác giả: Jenny McCarthy; Dịch: Nguyễn Thị Thu; Hiệu đính: Việt Hòa

Thể loại: Văn học
ISBN: 196451
Xuất bản: 3/2009
Trọng lượng: 200 gr
NXB: Lao động - Xã hội
Số trang: 198 trang, kích thước 13x20,5 cm
Giá bán: 33,000 đ

Trong xã hội hiện nay, trẻ em được tiếp xúc với những công nghệ hiện đại, được vui chơi, giáo dục trong môi trường phát triển vững mạnh. Song bên cạnh đó vẫn có những em bị mắc các chứng bệnh về tâm lý, và đặc biệt hơn là bệnh tự kỷ đang có chiều hướng gia tăng ở trẻ em Việt Nam.


Trên các kênh thông tin mà chúng ta đang biết hiện nay chưa có một kênh nào đi sâu nói nhiều về căn bệnh này. Và may mắn hơn là tôi tìm được 1 cuốn sách viết về căn bệnh này, cuốn sách giúp cho tôi có một tầm nhìn rộng hơn về căn bệnh tự kỷ. Tôi thấy rất thích cuốn sách này nên tôi giới thiệu cho tất cả các bạn cùng biết. Để các bạn hiểu hơn về căn bệnh tâm lý này.


"...Tôi được đào tạo chính quy về Nhi khoa từ những năm 1980. Tôi còn nhớ rất rõ một trong những thầy dạy tôi đã chỉ vào một em bé bị tự kỷ mới nhập viện và nhận xét: “Cậu bé này lãnh đạm quá phải không? Anh có thể sẽ không bao giờ gặp một bé nào khác như vậy đâu; những trường hợp như thế này rất hiếm.” Nhưng từ thời điểm bấy giờ đến nay đã có nhiều biến đổi rất lớn. Giờ đây, chúng ta có thể thấy những đứa trẻ như vậy ở bất cứ nơi nào. Nhưng vì tỷ lệ cứ năm bé trai mới có một bé gái bị bệnh tự kỷ nên con số này đã bỏ qua ảnh hưởng của bệnh tới bé gái mà thay vào đó, người ta nói rằng: cứ 70 bé trai thì có một bé bị bệnh. Một con số kinh hoàng! Vậy tại sao không có một bác sĩ khoa nhi nào chịu can thiệp?


Nếu tự kỷ được coi là chứng rối loạn thần kinh hoặc rối loạn về gen thì có thể đưa ra danh sách các chuyên gia là: nhà thần kinh học, nhà di truyền học, bác sĩ nhi khoa hành vi, bác sĩ tâm thần, và nhà trị liệu dành cho các bà mẹ, vì dù thế nào thì hầu hết các vấn đề này đều là lỗi của họ. Nhưng bạn biết gì không? Mặc cho tất cả những kết luận chẩn đoán cùng những điều vô vị khác nữa, sự chuyển biến ở đứa trẻ, nếu có, là rất ít.


Theo tôi hiểu, bệnh tự kỷ đã lấy mất tâm hồn của đứa trẻ; và cũng tàn nhẫn hút hết nghị lực sống của hết người này đến người khác trong gia đình. Nó khiến mọi thứ bình thường khác trở thành vô nghĩa.


Nhưng bệnh tự kỷ không phải là chứng bệnh kết thúc bằng cái chết. Nó là điểm bắt đầu của hành trình về niềm tin, hi vọng, tình yêu và sự phục hồi.”


Jerry J. Kartzinel, Tiến sĩ y học, Viện nghiên cứu về trẻ em Mỹ, Bác sĩ nhi khoa được cấp chứng nhận quốc tế, Hội viên nhi khoa viện Ponte Vedra (www.pppvonline.com)


Nguồn: SáchHay.com


Trích đoạn sách hay:


BÊN NGOÀI trời đã tối. Đã đến lúc cho Evan uống thuốc trị co giật màu xanh da trời ở nhà lần đầu tiên. Tôi bơm thuốc vào miệng cháu và bắt cháu phải nuốt. Tôi có thể thấy vị thuốc không dễ chịu chút nào, nhưng tôi không quan tâm. Tôi giữ cho miệng cháu ngậm lại tới khi cháu nuốt hết. Tôi không thể để cháu đánh rơi dù chỉ một giọt.


Tối hôm đó, tôi đặt cháu vào giường, hôn cháu và bảo cháu tôi sẽ quay lại trong ít phút. Cháu không phản ứng với bất cứ điều gì tôi nói. Tôi bước ra khỏi phòng, trông thấy ánh nhìn trống rỗng của cháu lên trần nhà. Đa số bọn trẻ đều muốn được vỗ về hoặc được đọc sách và không muốn mẹ rời khỏi chúng chút nào. Nhưng Evan thì không. Cháu chưa bao giờ quan tâm khi mẹ ra khỏi phòng. Tôi thường vẫn nghĩ rằng cháu dũng cảm, nhưng lần này rõ ràng có cái gì đó khác. Cháu dường như không tồn tại trong bản thân mình nữa. “Sự xâm lấn của những kẻ bắt cóc thân thể” là cách tốt nhất để miêu tả điều này. Evan không còn là Evan nữa. Tôi rời khỏi phòng cháu và đi vào phòng ngủ của mình. John động viên tôi vào giường ngủ. Đó là đêm đầu tiên chúng tôi trở về nhà, và tôi bảo với John rằng kể cả anh ấy trả cho tôi hàng triệu đôla cũng không thể khiến tôi rời xa đứa con mình quá 20 phút. Nhưng anh yêu cầu tôi nằm xuống vì anh ta muốn quan hệ tình dục. Chúng tôi vừa mới mang con mình từ bệnh viện về, vậy mà anh ta muốn quan hệ sao! Đó chính là sự khác biệt giữa đàn ông với phụ nữ. Chúng tôi thực sự có xu hướng xử lý những căng thẳng rất khác nhau, và tôi hiểu rất rõ John đang cố gắng thoát khỏi tình trạng này bằng cách duy nhất anh ta biết - đó là tình dục - nhưng tôi không chấp nhận.


Tôi quay lại phòng Evan, nằm xuống bên cạnh cháu. Cháu vẫn nhìn lên trần nhà trong suốt ba giờ tiếp theo mà không nói lời nào. Tôi tự hỏi con trai tôi đã lạc mất đâu rồi. Tôi nhắm mắt lại trước cả con, và trôi vào giấc ngủ yên bình.


ĐẤM! ĐÁ! CẤU VÉO!


Tôi bật dậy khỏi giường. Tôi nhìn thấy cháu như phát điên lên. Cháu lắp bắp la hét với tôi và đập tay chân ầm ĩ. Tôi không hiểu điều gì đang xảy ra. Tôi nói: “Evan, con yêu, con bị làm sao vậy? Là mẹ đây mà.”


Cháu đấm đá, gào lên và la hét. John chạy vào xem điều gì đang xảy ra. Anh bắt đầu la hét với tôi, và tôi cũng la hét lại anh tới khi Evan hét to át cả hai chúng tôi. John quay ra và bỏ về phòng của chúng tôi. Đêm đó, tôi đã thử mọi cách để có thể trấn an được cháu.


Khi mặt trời đã lên còn giọng của cháu lạc đi vì gào thét và đánh đập suốt đêm qua, cháu nằm trên sàn, lả đi trong tay tôi, còn tôi ngồi sụp xuống dựa vào tường. Đã 6 giờ sáng, tôi ước mình có thể nói rằng cháu đã ngủ ngon trong tám tiếng, nhưng không. Hai giờ sau, cháu lại thức giấc và lại tiếp tục điên loạn.


Mẹ John, Joyce và dượng Roger đã quyết định tạt qua giúp đỡ tôi một chút. Tôi rất biết ơn vì điều đó có nghĩa tôi có thể chợp mắt được một giờ trọn vẹn. Đã một tuần lễ kể từ đêm Phục Sinh đó, và lúc này đây, các bạn có thể tưởng tượng được tôi cảm thấy tan nát và kiệt quệ như thế nào. Tôi không biết mẹ Joyce sẽ nghĩ gì về tình trạng của Evan, bởi ngay cả tôi còn không nhận ra đứa con của mình nữa mà.


Sau khi ngủ được ba tiếng, tôi tỉnh dậy và đi loạng choạng sang phòng khách. Cả mẹ John và dượng đều đang ngồi trên ghế trông Evan. Căn phòng thật tĩnh lặng. Bạn sẽ không dám mong đợi gì từ bố mẹ khi họ đến thăm cháu dù đó không phải là lỗi của họ. Không thể trò chuyện với Evan trong điều kiện này, tôi ngồi xuống và tất cả chúng tôi đều nhìn Evan xoay tròn người. Đôi lúc cháu dừng lại, chạy lên chạy xuống rồi đập đập cánh tay, và lại tiếp tục xoay xoay. Cháu không muốn làm gì với đồ chơi hay với những người khác. Cháu chìm trong thế giới chỉ có mình cháu, và không ai có thể giúp được gì. Mẹ John hỏi: “Điều này có bình thường không con?”


“Con không biết, mẹ ạ. Con cũng không biết phải hỏi ai nữa.” Tôi không thể chịu được cách mọi người nhìn Evan nên tôi mang cháu sang phòng khác và chơi với cháu theo cách tốt nhất tôi nghĩ. Lúc này đây, tim tôi không chỉ vỡ ra, mà nó như đã bị hủy hoại rồi.


Tôi quyết định gọi điện tới công ty sản xuất máy đo tim giống như những chiếc máy ở bệnh viện và đặt mua một cái cho Evan. Đêm đến, tôi không thể ngủ được, tự hỏi nếu cháu bị co giật thì tim cháu sẽ ngừng đập, nên tôi nghĩ nếu có máy đo tim làm chuông báo thức thì tôi sẽ yên tâm mà ngủ hơn. Khi tôi gọi điện tới công ty đó, họ nói rằng máy này chỉ phục vụ cho bệnh viện, hoặc chỉ khi có chỉ định của bác sĩ nói rõ rằng con tôi thực sự rất cần. Tôi gọi điện cho bác sĩ nhi khoa của tôi và ông ta cố giải thích với tôi là cái máy đó không cần thiết. Trước khi ông ta nói ra từ “Cần thiết”, tôi đã hét toáng lên: “Ông thực sự không biết điều chết tiệt gì tôi phải trải qua suốt tuần trước. Tôi cần cái máy đó, vì vậy, hãy điền ngay vào bản chỉ định rồi fax nó ngay cho tôi!”


Như thường lệ, ông ta yên lặng một lát rồi nói: “Được rồi, tôi sẽ fax cho chị ngay đây.”


Tôi fax nó cho công ty đó, họ bảo chiếc máy đó có giá 5000 đôla. Đây mới chỉ là sự khởi đầu của những chi phí khổng lồ, nhưng tôi không có sự lựa chọn nào khác. Tôi nói: “Được rồi, các ông có thể chuyển nó ngay đêm nay cho tôi không?”


Đêm đó, tôi cho Evan uống thêm thuốc trị co giật màu xanh da trời rồi đặt cháu vào giường ngủ. Tôi lại nằm xuống ngay cạnh cháu, và khoảng một giờ sau, cháu lại ĐÁNH ĐẬP, CẤU VÉO, TÁT. Evan bắt đầu nổi quạu. Lần này, bố mẹ John chứng kiến toàn bộ sự việc. Trông họ rất đau khổ khi thấy Evan mất trí. Một lần nữa, tôi thức suốt đêm với cháu, tới khoảng 6 giờ sáng thì mẹ John đón lấy cháu từ tôi và yêu cầu tôi đi ngủ một lát. Lạy Chúa phù hộ cho bà!


Tôi đã ước rằng tất cả những điều tồi tệ này chỉ là một giấc mộng. Tôi thức dậy, cảm thấy thư thái và nghĩ rằng hôm nay là một ngày bình thường. Cảm giác đó chỉ kéo dài vẻn vẹn được bốn giây. Nỗi buồn lại xâm chiếm trái tim tôi, tôi trở lại phòng khách để xem ngày hôm nay mang tới cho tôi những gì. Evan vẫn đang ngủ trên ghế sofa, trông bà nội quá lo lắng đến nỗi tôi cũng thấy phiền muộn khi thấy bà như vậy. Tôi biết Evan không còn là Evan nữa. Có lẽ chính sự co giật đã khiến cháu trở nên điên loạn. Tôi không biết phải quay đi đâu nữa. Chồng tôi cũng đang ở nhà, nhưng không hiểu sao dường như anh đang gắng tránh xa tôi. Tôi biết chúng tôi không thể nói chuyện lịch sự với nhau được nữa, nên tôi sẽ tự mình tiếp tục tìm câu trả lời.


Ngày hôm đó, máy đo nhịp tim đã được mang tới, nó cứ như ông Ed McMahonđang đứng trước cửa nhà tôi với một công cụ kiểm tra thần kỳ. Tôi quá sung sướng nhảy cẫng lên khi mua được chiếc máy bảo vệ tốt nhất. John cũng sung sướng vì điều đó đồng nghĩa với việc anh có thể có lại người vợ của mình. Bộ phận báo động của chiếc máy này sẽ được nối với phòng ngủ của chúng tôi.


Đêm đó chúng tôi nối máy vào Evan, và cảm thấy rất yên tâm khi biết âm thanh nhức óc của chiếc chuông sẽ báo động cả ngôi nhà nếu nhịp tim của cháu tụt xuống hoặc tăng lên, dù chỉ một chút. Như thường lệ, tôi cho cháu uống thuốc trị co giật màu xanh da trời và đặt cháu nằm ngủ. Lần đầu tiên tôi thả mình xuống giường và để nguyên quần áo thế mà ngủ, không phải vì tôi cần chúng ngay trong trường hợp khẩn cấp mà vì nó sẽ ngăn chồng tôi đụng chạm vào cơ thể mình. Chúng tôi không còn hòa hợp nữa, và tôi cảm thấy mình đơn độc. Nếu yếu tố tình cảm trong mối quan hệ đã không còn thì tôi cũng không thích làm “chuyện đó” nữa.


BÍP BÍP BÍP BÍP


Có tiếng chuông kêu. Tôi lao vào căn phòng và thấy Evan đã dứt bỏ các dây dợ, đang chống tay và quỳ gối, nện đầu vào tấm ván đầu giường.


BẬP BẬP BẬP


Tôi hét lên, “Dừng lại ngay, Evan.”


BẬP BẬP BẬP


Tôi xốc cháu lên và giữ chặt cháu trong tay mình. Cháu khóc thét lên và nói lắp bắp. Cháu đập tay vào đầu lia lịa. John bước vào và quát cháu dừng lại, còn tôi thì quát John rằng anh thậm chí còn không biết con nó đang bị làm sao.


Tôi nói: “Em nghĩ chính thuốc trị co giật đã khiến con bị rối loạn thần kinh như thế này.”


Tôi cầu xin Evan hãy bình tĩnh lại, nhưng cháu vẫn liên hồi đấm, đá. Tôi đánh vật với cháu suốt đêm cho tới khi cả hai đều đổ sập xuống sàn và ngủ thiếp đi lúc 6 giờ sáng.


Sáng hôm sau, tôi gọi điện tới bác sĩ điều trị não cho Evan và yêu cầu ông ta thử loại thuốc khác. Tôi kể với ông ta có lẽ loại thuốc đang dùng đã gây ra ảo giác hành vi bạo lực vì đêm hôm trước cháu liên tục gắng làm đau chính mình. Tất nhiên, vị bác sĩ đã nhạo báng việc tôi cho rằng loại thuốc kỳ diệu đó lại gây ra những phản ứng như vậy, nhưng tôi nói với ông ta rằng kể từ lúc chúng tôi bắt đầu cho cháu uống loại thuốc này ở bệnh viện, cháu trở nên ngày càng hung hãn hơn. Bác sĩ khuyên tôi nên tiếp tục duy trì loại thuốc đó. Nhưng linh cảm trong tôi mách bảo ông ta lại đang tiếp tục gây ra một sai lầm nghiêm trọng khác. Đôi khi bằng bản năng, các bà mẹ có thể biết cái gì hiệu quả, cái gì không, nhưng vị bác sĩ không quan tâm tới bất cứ điều gì tôi nói. Tôi gác máy rồi lên mạng và nghiên cứu.


Đêm hôm sau, giống như hoạt động của đồng hồ hẹn giờ vậy, điều tương tự lại xảy ra, thậm chí còn nghiêm trọng hơn những gì bạn có thể tưởng tượng nổi. Tôi chạy vào phòng của Evan, và lần này cháu đang bị ảo giác và đập tất cả những gì ở xa cháu. Cháu hét lên gọi mẹ, nhưng lại không nhận ra tôi. Cháu đánh tôi như thể tôi là một người lạ trong khi lại đang hét lên tìm tôi. Điều đó làm tim tôi vỡ tan. Tôi không biết phải làm gì nên tôi cũng gào to lên bằng tất cả sức lực của mình. Tôi chạy ra ngoài, hét lên, và cầu Chúa hãy mang tất cả những chuyện này đi. Tôi không thể chịu đựng được khi nhìn con mình như thế này nữa. Tôi cầu Chúa hãy mang cháu đi nếu cháu không thể chịu đựng được nữa, bởi tôi cũng không thể chịu đựng thêm tất cả những điều này, dù chỉ một giây. Tôi khóc, rồi lại làm những việc mà hầu hết các bà mẹ đều làm. Tôi lau mặt và đi vào nhà.


Tôi nhấc điện thoại và gọi cho nhà thần kinh học. Khi ông ấy gọi lại cho tôi lúc 1 giờ sáng, tôi đặt điện thoại ngay cạnh Evan để ông ta có thể nghe âm thanh đứa trẻ này đang tạo ra, những âm thanh khiến tâm hồn của bất kỳ ai cũng phải tê tái. Nhà thần kinh học nói: “Chúng ta cần dừng ngay việc cho cháu uống loại thuốc màu xanh đó lại.”


Khốn nạn, sao trước đó ông ta đã không chịu nghe lời tôi, rồi Evan đã phải chịu thêm một đêm kinh hoàng để kẻ ngu dốt kia thấy loại thuốc hắn kê có tác dụng như thế nào tới cháu.


Chúng tôi chuyển sang loại thuốc khác, loại thuốc mà tôi gọi là thuốc trị co giật màu vàng (dù không hẳn là màu vàng). Tôi rất vui được thông báo rằng chứng rối loạn tâm thần của Evan đã hoàn toàn biến mất. Khi uống loại thuốc màu vàng này, cháu ngủ suốt đêm. Điều đó có nghĩa cuối cùng tôi cũng được ngủ, và cháu không bao giờ phải đánh đuổi những ma quỷ vô hình nữa. Nhưng cả ngày hôm sau lại là một câu chuyện khác. Loại thuốc màu vàng lại khiến cháu mất hoàn toàn khả năng phát ngôn. Đến tận bây giờ, cháu chỉ biết nói một số từ như “quả” hoặc “mẹ” thôi. Tôi không chịu đựng được điều này nữa. Cháu còn chảy nước dãi ra và chìm trong mơ mộng khi cứ nhìn chằm chằm vào bức tường. Tôi gọi điện cho viên bác sĩ và nói với ông ta giờ tôi lại có đứa con như Ozzy Osbourn. Tôi kể cho ông ta trước đây Evan là một cậu bé rất hạnh phúc, yêu quý mọi người, nhưng giờ cháu chỉ còn là kẻ sống dở chết dở. Viên bác sĩ bảo tôi cứ để cháu uống tiếp, vì đó là loại thuốc rất tốt. Tôi quá thất vọng. Tôi không biết loại thuốc này ra sao. Tôi không thể hỏi Evan, nên tôi tự quyết định làm cái điều mà nhiều người sẽ cho là ngớ ngẩn: uống thuốc của Evan để xem nó cho tôi cảm giác như thế nào. Tôi cần biết có phải loại thuốc ấy khiến cháu như thế này, hay một cái gì khác nữa. Sau khoảng 1 giờ uống thuốc đó, thề với Chúa, tôi không thể chịu nổi thứ nước bọt trong miệng mình. Mọi ý nghĩ của tôi rối tung lên và không thể dừng mơ mộng.


Tôi không biết phải làm gì nữa. Tôi sẽ chấp nhận một đứa trẻ tâm thần hay sống dở chết dở đây? Tôi sẽ chấp nhận một đứa trẻ sống dở chết dở cho tới khi tôi có thể tự mình tìm ra nhiều thông tin hơn.


Về tác giả: Jenny McCarthy là người mẫu, diễn viên, tác giả và một nhà hoạt động xã hội. Năm 2006, cô xếp thứ 7 trong Top 100 phụ nữ hấp dẫn nhất thế giới do tạp chí FHM - tạp chí dành cho nam giới rất được ưa chuộng tại Mỹ bình chọn. Cô cũng rất thành công trong lĩnh vực sản xuất phim và chương trình truyền hình.


Mc Carthy có những tác phẩm bán chạy nhất được tạp chí New York Times bình chọn như: Belly Laughs, Baby Laughs, Life Laughs. Hiện cô đang sống tại Los Angeles cùng con trai Evan.


Xin trân trọng giới thiệu.





Copyright @1999-2020 MINHKHAI.VN All rights Reserved.
Công Ty TNHH Minh Khai S.G (Nhà sách Minh Khai)
249 Nguyễn Thị Minh Khai, F. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4102019159
Mã số doanh nghiệp 0303209716 - Đăng ký thay đổi lần 6 ngày 30/07/2010
Ðiện Thoại (028)39250590 - (028)39250591 -Fax: (028)39257837
Website: minhkhai.com.vn
E-mail: [email protected]