Nghiên Cứu Tôn Giáo - Nhân Vật Và Sự Kiện
(Hết hàng)
Tác giả: GS. TS. Đỗ Quang Hưng Thể loại: Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tâm Linh ISBN: 197087 Xuất bản: 4/2009 Trọng lượng: 550 gr NXB: Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh Số trang: 500 trang, kích thước 14,5x20,5 cm Giá bán: 120,000 đ |
|
Tập sách này là kết quả nghiên cứu nhiều năm của GS.TS. Đỗ Quang Hưng, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Tổng Biên tập Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Những bài viết trong tập sách này được đăng tải chủ yếu trên các tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Triết học, Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, Nguyệt san Công giáo và Dân tộc... Một số bài đã được công bố trong các hội thảo khoa học ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Huế và Đà Nẵng. Cũng có một số bài đã được trình bày và công bố tại các cuộc hội thảo khoa học quốc tế về tôn giáo ở Mỹ, Pháp, Trung Quốc và Đài Loan. Đúng như tên tập sách, tác giả tuyển chọn các bài nói trên và tập trung trong hai chủ đề: Nhân vật, hàm ý giới thiệu ý kiến, quan điểm của một số nhân vật chính trị và khoa học tiêu biểu bàn về tôn giáo, kể từ Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh,... đến các nhân vật chính trị và học giả như Nguyễn An Ninh, Nguyễn Văn Nguyễn, Đào Duy Anh... Đó là không kể những nhân vật đặc biệt có "liên quan" đến vấn đề tôn giáo như Trương Vĩnh Ký, Lê Văn Duyệt... Mảng viết này rất coi trọng việc công bố những tư liệu mới mà tác giả sưu tầm được trong và ngoài nước nhằm bước đầu phác họa ý tưởng về "người Việt Nam nói về tôn giáo" và vị thế của "vấn đề tôn giáo" trong lịch sử Việt Nam cận hiện đại. Mảng thứ hai có tên gọi là sự kiện, ở đây được hiểu theo nghĩa tôn giáo học là sự kiện tôn giáo (Le fait religieux). Từ cuối thế kỷ XX đến nay rõ ràng loài người đang đứng trước nhiều sự kiện tôn giáo mới mẻ, phong phú, phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Những bài viết của các tác giả trong tập sách này chỉ có thể đi vào một số khía cạnh, hoặc là những vấn đề tôn giáo nói chung mới đặt ra, hoặc là những vấn đề tôn giáo mới đặt ra với những tôn giáo cụ thể. Lẽ dĩ nhiên đây là một câu chuyện rộng lớn, còn đang thu hút nhiều sự trao đổi, tranh luận ngay chính trong giới nghiên cứu tôn giáo học. Chính vì thế, tác giả chỉ dám coi mảng viết này như những "đặt vấn đề". Cuốn sách này gồm 2 phần sau: Phần 1: Nghiên cứu tôn giáo: Nhân vật - Vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng trong tư tưởng Hồ Chí Minh - Hồ Chí Minh và nền tảng luật pháp tôn giáo ở nước ta - Bước khởi đầu của sự du nhập quan điểm mácxít về tôn giáo vào Việt Nam: Trường hợp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Văn Cừ - Nhận thức về vấn đề tôn giáo ở nước ta nửa đầu thế kỷ XX: Trường hợp Nguyễn An Ninh - Nhận thức về tôn giáo nửa đầu thế kỷ XX: Trường hợp Nguyễn Văn Nguyễn. - v.v... Phần 2: Nghiên cứu tôn giáo: Sự kiện - Toàn cầu hóa tôn giáo: khái niệm, biểu hiện và mấy vấn đề đặt ra - Tôn giáo và xã hội ở Việt Nam hiện nay - Đời sống tôn giáo Việt Nam: những thách thức đầu tiên của xu thế đa dạng hóa (pluralisme) - "Hiện tượng tôn giáo mới": mấy vấn đề lý luận và thực tiễn - v.v... Xin trân trọng giới thiệu. |