Rừng Người Thượng - Vùng Rừng Núi Cao Nguyên Miền Trung Việt Nam (Bìa Cứng)
(Hết hàng)
Tác giả: Henri Maitre. Dịch giả: Lưu Đình Tuân. Hiệu đính: Nguyên Ngọc Thể loại: Khoa học xã hội ISBN: 2000010019489 Xuất bản: 9/2008 Trọng lượng: 930 gr NXB: Tri Thức Số trang: 372 trang, kích thước 16x24 cm Giá bán: 95,000 đ |
|
Ngày đầu tiên Henri Maitre đặt chân lên Tây Nguyên là ngày 7 tháng 2 năm 1909. Ngày cuối cùng được ghi trong nhật ký hành trình ngang dọc khắp Tây Nguyên của ông là ngày 10 tháng 2 năm 1910. Và cuốn sách này ra đời tại Paris vào năm 1912. Gần trọn 100 năm đã đi qua. Vậy mà cho đến nay, đây vẫn là công trình khảo sát toàn diện và cơ bản nhất về Tây Nguyên, chưa tác phẩm nào khác vượt qua được. Thiên nhiên và con người Tây Nguyên, hệ thống núi non trùng điệp, hệ thống sông ngòi chằng chịt, hệ thực vật và động vật hết sức phong phú, khí hậu và thời tiết, diện mạo và lịch sử con người… tất cả đều được quan sát bằng một con mắt chăm chú và tinh tế, được mô tả vừa bao quát vừa tỉ mỉ, chi tiết đến kinh ngạc, hết sức khách quan mà vẫn không giấu được một cảm xúc say mê nhiều khi đến lãng mạn, chặt chẽ khoa học mà lôi cuốn như một bút ký dân tộc học và văn học đặc sắc. Tất cả các nghiên cứu về Tây Nguyên, trên mọi phương diện, từ đấy đến nay, và cả từ nay về sau, hẳn đều phải lấy đây không chỉ làm điểm xuất phát, mà còn có thể làm nền tảng vững chắc. Và cũng không nên quên điều này: nhiều dự báo của tác giả, qua thử thách gần một thế kỷ, vẫn không hoàn toàn mất đi giá trị. Tác phẩm, nói theo một cách nào đó, vẫn đầy tính cập nhật. Bạn đang cầm trong tay một công trình quý nhất và quan trọng nhất về vùng đất và con người vô cùng hấp dẫn ấy: Tây Nguyên. Mục lục: Lời tựa – Andrew Hardy và Nguyễn Văn Huy Lời người dịch và hiệu đính – Lưu Đình Tuân và Nguyên Ngọc Phần minh hoạ Phần dịch: Chương 1: Địa lý – Dân tộc học 1. Cấu trúc địa lý 2. Địa bàn phân bố và phân loại các bộ tộc Chương 2: Lược sử 1. Truyền thuyết của người Mọi về nguồn gốc thế giới và sự phân tán các bộ lạc 2. Các giai đoạn lịch sử đầu tiên ở Nam Đông Dương 3. Sự thống trị của người Chàm đối với người Mọi ở Đông Nam Đông Dương 4. Sự thống trị của An Nam đối với người Mọi ở Trung Trung Kỳ 5. Quan hệ của Cambodge với các bộ lạc Mọi ở khu vực Trung tâm và miền Tây 6. Tình trạng hinterland vào cuối thế kỷ 17 7. Thiết lập bá quyền của người An Nam - Sự sụp đổ của tiểu quốc Mạ và người Mọi ở Nam Kỳ - Người Mọi ở Trung Trung Kỳ - Người Mọi ở Bình Thuận 8. Hinterland Mọi vùng sông Mékong vào thế kỷ 19, trước khi bị người Pháp chiếm 9. Người Mọi ở Trường Sơn trước cuộc chiếm đóng của Pháp 10. Hội truyền giáo Bahnar – Nước Pháp và nước Xiêm trong hinterland 11. Tổ chức hinterland – Vùng Mọi từ 1894 tới 1912 12. Vùng Mọi và vấn đề địa lý Tài liệu tham khảo Chú thích các ảnh và hình vẽ Chú thích bản đồ Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn. |