Huynh Đệ (Tiểu Thuyết, Trọn Bộ)
(Hết hàng)
Tác giả: Dư Hoa Thể loại: Văn học ISBN: 200093 Xuất bản: 6/2009 Trọng lượng: 830 gr NXB: Công an nhân dân Số trang: 704 trang, khổ 16x24 cm Giá bán: 126,000 đ |
|
Gần đây, mảng văn học trên báo chí TQ nói nhiều đến cuốn tiểu thuyết “Huynh đệ”, tác phẩm mới tâm đắc của Dư Hoa, một nhà văn đầy cá tính và được xem là tài ba bậc nhất văn đàn TQ đương đại. Ông là tác giả của “Chuyện Hứa Tam Quan bán máu”, tác phẩm đoạt giải thưởng Mao Thuẫn. Dưới đây là cuộc trao đổi của ông với tạp chí Văn học Trung Quốc. - “Huynh đệ” có tới 400.000 chữ, mà ý ông vốn chỉ muốn viết 1 tác phẩm dài chừng trên dưới 100.000 chữ, phải chăng rốt cuộc thì những tích lũy 10 năm của ông đã tìm thấy được một lối ra? - Cách đây 5 năm, tôi định bắt tay vào viết 1 cuốn tiểu thuyết, nhưng viết không thấy thuận. Tháng 8/2003 tôi sang Mỹ, rồi chạy loăng quăng bên đó chừng 7 tháng. Khi trở lại Bắc Kinh, tôi nhận ra mình đã đánh mất khát vọng được tự thuật miên man. Tuy giờ đây nhìn vào những tình tiết trong tiểu thuyết đều thấy rất hay, nhưng tôi lại không tìm nổi phương thức tự thuật phù hợp với đề tài ấy, tôi đã xem nhẹ tầm ảnh hưởng của tùy bút đối với tiểu thuyết. Tôi muốn viết trước những cái ngắn đã, để khôi phục lại năng lực viết tiểu thuyết của mình. Nhưng không ngờ khi viết “Huynh đệ”, tôi đã rơi vào một trạng thái chưa từng có. Cấu tứ ban đầu chỉ là định viết cuốn chừng trên dưới 100.000 chữ, nhưng rồi tự thuật đã thống trị mất việc viết của tôi, làm trang khổ vượt qua 400.000 chữ. Việc viết tiểu thuyết tốt nhất là thế này, bắt đầu là tác giả khống chế tự thuật, viết đến về sau tự thuật lại chế ngự lấy tác giả, và tác giả cứ thế cuốn theo tự thuật, đấy là trạng thái tốt nhất. Một nguyên nhân khác là chuyện viết xảy ra ở 2 thời đại, một là thời đại cách mạng văn hóa, một là thời đại ngày nay, chuyện hai thời đại khác nhau một trời một vực mà đã xảy ra với cùng một đám người, đương nhiên trường độ tự thuật phải gia tăng; về cường độ tự thuật, “Huynh đệ” mạnh hơn bất kỳ tác phẩm nào trước đây, mỗi tình tiết đều được viết ra căng đầy. - Sau năm 1995, dường như ông đã bỏ hẳn sáng tác tiểu thuyết, chỉ chuyên viết tùy bút về âm nhạc và văn học nước ngoài, tại sao lại không muốn viết tiểu thuyết nữa? - Rất ngẫu nhiên, sau khi viết xong “Chuyện Hứa Tam Quan bán máu” hồi năm 1995, vừa đúng lúc Tô Đồng chuyển qua làm báo Đọc Sách đặt tôi viết bài, thế rồi tùy bút tôi nhận được những lời tán tụng - con người vốn thế, cứ nghe thấy biểu dương là muốn làm dài dài. Đọc Sách đã đăng tải một số tùy bút của tôi, có cả hơn chục bài tùy bút âm nhạc. Bây giờ thì tôi nghĩ là vẫn phải trở lại với tiểu thuyết thôi, không phải là không muốn viết tùy bút nữa, chủ yếu là bởi tiểu thuyết đòi hỏi rất cao vào trạng thái sức khỏe, thời gian cần phải được phân phối cho hợp lý. - Trạng thái sức khỏe ông như thế nào? - Cái lưng hơi có vấn đề, nhưng mấu chốt ở chất lượng ngủ. Thường là ngủ được dăm ba tiếng tỉnh lại là thức trắng đến sáng. Viết tùy bút thì chẳng vấn đề gì, nhưng viết tiểu thuyết thì cần phải vào được trạng thái, giấc ngủ không tốt là không sao tập trung cao độ được. Thông thường thức dậy mà thấy trời còn chưa sáng, nghĩ ngay là ngày hôm ấy lại toi rồi; nếu tỉnh lại thấy trời đã rạng, vội xem đồng hồ tính ngủ được mấy tiếng rồi, nếu thấy ngủ được 7 tiếng là thức dậy một cách đầy hạnh phúc, và bắt đầu một cách đầy nâng niu cái ngày hôm ấy. - Mất ngủ là chuyện đau đớn ảnh hưởng trực tiếp đến sáng tác của ông, vậy trạng thái khi sáng tác “Huynh đệ” của ông thế nào? - “Huynh đệ” được viết rất thuận lợi, có đến quãng thời gian 4 ngày để viết trong một tuần. Vào tháng 11 năm ngoái tôi rơi vào trạng thái rất ngông cuồng, giấc ngủ tốt kỳ lạ, và được điều chỉnh rất cổ quái, quãng 7-8 giờ tối tôi cần một giấc “ngủ trưa”, 1-2 tiếng sau tỉnh dậy, quãng 9-10 giờ bắt đầu viết, viết đến quãng 2 giờ, do uống trà đặc không sao ngủ nổi đành thức cho đến sáng lại ngủ, ngủ đến 12 giờ, rồi từ 1-2 giờ chiều viết tiếp cho đến 5 giờ. Tháng đó, giấc ngủ giữ được đều đặn, và trong 1 tháng đã hoàn thành 110.000 chữ. Việc viết 200.000 chữ một tháng với Mạc Ngôn là chuyện vặt, còn đối với tôi, đó là việc hết sức phi thường. - “Huynh đệ” chủ yếu kể một câu chuyện như thế nào? - Đây là cuốn tiểu thuyết được sản sinh sau sự gặp nhau của 2 thời đại, cái trước là câu chuyện trong cuộc cách mạng văn hóa, đó là một thời đại của tinh thần cuồng nhiệt, bản năng bị đè nén và những số phận thảm liệt. Tương đương thời trung cổ ở châu Âu; cái về sau là câu chuyện hiện tại, đó là 1 thời đại luân lý điên đảo, túng dục sống gấp và chúng sinh trưng ra muôn vẻ, hơn cả châu Âu ngày nay. Muốn trải qua 2 thời đại một trời một vực như thế, một người phương Tây phải sống đến 400 năm, một người TQ thì chỉ cần 40 năm đã trải qua rồi. Những biến động của 400 năm được dồn nén trong 40 năm, đó là một kinh lịch thật quý hiếm. Mắt xích gắn kết 2 thời đại chính là hai người anh em (huynh đệ) này, cuộc đời họ nứt rạn trong sự rạn nứt, buồn vui họ nổ bùng trong sự bùng nổ, số phận họ cũng long trời lở đất giống như 2 cái thời đại này, và cuối cùng họ tất sẽ phải nuốt lấy hậu quả từ những ân oán hội tụ. - Sau “Huynh đệ”, ông lại sẽ tiếp tục cái cuốn “Viết không thấy thuận”. Ông có thể cho biết qua về cuốn tiểu thuyết này? - Nội dung viết về những câu chuyện xảy ra giữa 3-4 đời người của 3 gia tộc trong một thế kỷ, dài khác thường. 5 năm trước tôi từng nói đang bắt tay viết cuốn tiểu thuyết không nhìn thấy tận cùng, nhưng rồi mãi không vào nổi trạng thái tự sự lý tưởng. Xong “Huynh đệ”, quay lại với cái dài lớn này, tôi thấy rất tin tưởng, chí ít về mặt tinh thần tôi thấy mình thật tưng bừng phấn chấn. (Nguồn: Tiền Phong) Huynh Đệ tập hai là câu chuyện diễn ra hiện tại, đó là thời đại luân lý đảo điên, nôn nóng, buông thả, sống gấp. Hai anh em Tống Cương, Lý Trọc cùng ngụp lặn trong xã hội đó, nhưng mỗi người theo một con đường riêng và có số phận rất khác nhau. Tống Cương – hiền lành, nho nhã nhưng bản tính yếu đuối làm theo tâm nguyện của bố mẹ, hết sức thương yêu bao bọc người em Lý Trọc. Thậm chí Tống Cương sẵn sàng… nhường người yêu Lâm Hồng cho Lý Trọc. Khác với Tống Cương, Lý Trọc khôn ngoan, láu cá và đầy dục vọng đã dùng nhiều thủ đoạn để “ngẩng mặt với đời” và chiếm được Lâm Hồng. Nhưng Lâm Hồng lại rất căm ghét Lý Trọc, cô chỉ yêu Tống Cương. Quan hệ của anh em họ bắt đầu sứt mẻ sau khi Tống Cương cưới Lâm Hồng. Lý Trọc buồn giận đến mức đi thắt ống dẫn tinh. Sau khi cưới Lâm Hồng một thời gian cũng là lúc xã hội Trung Quốc diễn ra một sự thay đổi cực kỳ mau lẹ, nền kinh tế thị trường như một cơn lốc làm đảo lộn nhiều giá trị thời cách mạng văn hóa. (Nguồn: VTV) Xin giới thiệu bạn tìm đọc. |