Nắng Được Thì Cứ Nắng
(Hết hàng)
Tác giả: Phan An Sa Thể loại: Truyện vừa - Truyện ngắn - Tản văn ISBN: 2010902037361 Xuất bản: 12/2013 Trọng lượng: 1000 gr NXB: Tri Thức Số trang: 688 trang - khổ: 16x24 cm Giá bìa: Giá bán: 144,500 đ |
|
Tôi vừa được ông Phan Trản - con trai nhà văn hóa Phan Khôi gửi tặng tập sách này. Tác giả: Phan An Sa - con trai học giả Phan Khôi; khổ sách: 16 x 24 cm; số trang: 688 trang; giá bìa: 170.000 VNĐ. Đây là tập sách hay. Đọc rất thú vị. Hệ thống Nhà sách Phương Nam độc quyền phát hành, chỉ in 500 cuốn. Mục lục như sau: Lời giới thiệu Mấy lời thưa trước Phần thứ nhất: Ông chủ nhiệm báo Sông Hương Phần thứ hai: Đi về phía Việt Bắc Phần thứ ba: Nắng được thì cứ nắng Phần thứ tư: Vĩnh hằng Hợp Thiện - Bạc Hà Nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đánh giá: "Theo tôi, đây là cuốn sách chứa đựng nhiều thông tin nhất về tác giả Phan Khôi từ trước đến nay, dù sách này chỉ giới hạn ở giai đoạn từ 1936 đến cuối đời ông; nói cho gọn, đây là cuốn sách nói về Phan Khôi từ vai trò chủ nhiệm tuần báo Sông Hương đến vai trò chủ nhiệm tuần báo Nhân Văn, rồi đi vào văn học sử Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tư cách một trong số những tác gia trọng yếu của phong trào Nhân văn – Giai phẩm. Nếu đi tìm trong hệ thống những sách văn học sử chính thống, những giáo trình đại học xuất bản ở miền Bắc Việt Nam từ 1958 cho đến khá gần đây, bạn đọc đừng ngạc nhiên khi không thấy trong đó nói rằng Phan Khôi là tác gia quan trọng của báo chí, văn học, văn hóa, tư tưởng Việt Nam, suốt các giai đoạn 1900-1930, 1930-1945, 1945-1954, 1954-1960, mặc dù, trên thực tế Phan Khôi đã có vai trò như thế. Từ sau khi phong trào Nhân văn – Giai phẩm bị trấn áp (1958), sau khi Phan Khôi qua đời (16/1/1959), di sản trứ thuật của ông không hề được sưu tầm, in lại, sự nghiệp báo chí và văn học của ông không hề được khảo sát nghiên cứu, ngược lại, tên tuổi ông bị cấm nói đến, do đó bị loại trừ ra khỏi các công trình nghiên cứu về các quá trình lịch sử văn học, báo chí, văn hóa, tư tưởng ở Việt Nam thế kỷ XX mà trên thực tế ông đã tham dự; chỉ đôi khi tên tuổi ông được nhắc đến do nằm trong dữ liệu của việc nghiên cứu một vài sự kiện khác, – ví dụ cuộc tranh luận “duy tâm hay duy vật” thời kỳ 1934-1935 – nhưng thường là chỉ nhắc đến với dụng ý phê phán một cách bất công. Có thể nói, cách đối xử trên đây trong một thời gian dài đối với Phan Khôi và một loạt trí thức, văn nghệ sĩ tên tuổi khác, cùng cảnh ngộ như ông, đã gây thiệt hại không nhỏ cho nguồn di sản văn học, văn hóa, tư tưởng của dân tộc, của đất nước trong quá khứ mà lẽ ra cần phải được gìn giữ và kế thừa. Cách đối xử ấy đã và vẫn còn đang làm mất mát những tác phẩm chứa đựng những giá trị lớn đã được các thế hệ trước sáng tạo ra”. (Trích Lời giới thiệu của Lại Nguyên Ân in trong cuốn Nắng được thì cứ nắng, Phan An Sa, NXB Tri thức, 2013) Trân trọng giới thiệu |