Ngân Hàng Thế Giới - Đi Tìm Mô Hình Phát Triển Và Trường Hợp Việt Nam
(Hết hàng)
Tác giả: Jean-Pierre Cling - Mireille Razafindrakoto - François Roubaud; Dịch: Nguyễn Đôn Phước Thể loại: Kinh tế học ISBN: 209758 Xuất bản: 9/2009 Trọng lượng: 250 gr NXB: Tri Thức Số trang: 296 trang, kích thước 13x19 cm Giá bán: 45,000 đ |
|
Ngân hàng Thế giới được thành lập năm 1944 nhằm cung cấp vốn vay phục vụ công cuộc tái thiết ở Châu Âu và giúp đỡ các nước đang phát triển, lúc bấy giờ chưa mấy đông đảo. Từ đó đến nay, cơ cấu của Ngân hàng đã thay đổi rất nhiều. Từ một Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD) chuyên cho khu vực nhà nước vay, đã dần dần mở rộng thêm Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA), và ba định chế khác: Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), phụ trách mảng cấp vốn cho khu vực kinh tế tư nhân, Tổ chức Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) và Trung tâm Giải quyết các Tranh chấp Đầu tư Quốc tế (ICSID). Nhóm Ngân hàng Thế giới bao gồm năm định chế trên, và trong ấn phẩm này được gọi chung là "Ngân hàng". Cuốn sách "Ngân Hàng Thế Giới - Đi Tìm Mô Hình Phát Triển Và Trường Hợp Việt Nam" giới thiệu rõ ràng và ngắn gọn về lịch sử, cơ cấu tổ chức, diễn tiến các chính sách đã và đang áp dụng của một định chế tài chính quốc tế có vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển cùng những tranh luận mà định chế này gây nên. Đặc biệt có một phân tích về vai trò và quan hệ của Ngân hàng Thế giới với trường hợp Việt Nam. Chương I giới thiệu sự ra đời, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng và các số liệu cơ bản tóm tắt sơ lược về hoạt động của Ngân hàng Thế giới. Chương II tóm lược các chính sách của Ngân hàng Thế giới theo từng thời kỳ đến cuối thế kỷ 20, ban đầu là tập trung vào việc thực hiện các dự án và sau đó mở rộng thêm đến các chính sách điều chỉnh cơ cấu. Chương III dành viết về các chiến lược chống đói nghèo do Ngân hàng Thế giới khởi xướng (và được cả cộng đồng quốc tế hưởng ứng) từ năm 1999. Chương IV nêu lên hoạt động nghiên cứu của tổ chức, hoạt động này có ảnh hưởng quan trọng đến lĩnh vực kinh tế và chính sách phát triển trên bình diện quốc tế. Chương V quan tâm đến hoạt động của Ngân hàng tại Việt Nam, một quốc gia được Ngân hàng xem là "học trò mẫu mực" về các chính sách của mình. Sau rốt, chương cuối cùng là chương VI đề cập đến các vấn đề chính đang được thảo luận về tương lai của Ngân hàng Thế giới. Xin trân trọng giới thiệu. |