Nhân Quả Và Số Phận Con Người (Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay 76)
(Hết hàng)
Tác giả: Thích Đạt Ma Phổ Giác Thể loại: Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tâm Linh ISBN: 209823 Xuất bản: 12/2008 Trọng lượng: 230 gr NXB: Văn Hóa Thông Tin Số trang: 96 trang, kích thước 14x20 cm Giá bán: 18,000 đ |
|
"Nhân quả và số phận con người" là quyển sách phản ánh sự thực của kiếp người với vô vàn sự biến đổi. Người tin theo truyền thống có ông trời tạo ra, cuộc đời của ta do trời sắp đặt, mọi sự thăng trầm, nên hư, thành bại đều do trời quyết định. Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học, con người dễ nhận ra nguyên lý sống của vũ trụ, tất cả mọi sự vật hiện tượng đều do nhiều yếu tố phối hợp lại mà thành, không có gì chỉ do một nhân mà có thể tồn tại trên thế gian này. Đây là nguyên lí sống mà chính đức Phật chứng ngộ và nói ra, không phải do suy luận vu vơ, huyền hoặc. Ngài đem lại giá trị bình đẳng cho con người. Con người có quyền làm chủ, không một đấng nào có thể ban phước, giáng họa. Đó là chân lý tối cao của con người. Cuốn sách này gồm những nội dung: - Đôi lời tâm sự - Nhân quả và số phận con người - Đạo Phật vì con người - Anh nông dân và con thỏ - Bài học nhân quả - Số phận con người - Nhân quả không cố định - Không lầm nhân quả - Đức Phật trả quả - Nhân quả công bằng - Nghiệp và số mệnh Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. |
Thế Giới Phật Giáo: Phương Diện Lịch Sử Văn Hóa Và Minh Triết (Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay 77) Tác giả: Điền Đăng Nhiên - Dịch giả: Thích Ngộ Thành Cái hay của tác phẩm trước nhất là hệ thống hoá lịch sử phát triển của Phật giáo trải qua các giai đoạn từ cổ chí kim ngang qua các châu lục như địa cầu thế giới thu nhỏ đạo phật trong lòng tay, lần theo bức tranh này ta sẽ có kiến thức bao quát về sự ra đời và phát triển của đạo Phật trên nền tảng giáo lý căn bản. Hướng chủ đích khác của tấm bản đồ này vẽ ra các véc tơ phát triển của Phật giáo ... |
Thiền Trong Đời Thường (Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay 34) Tác giả: Thích Thông Huệ Quyển sách này không nói về Thiền như một phương thuốc chữa trị hay phòng bệnh, vì mục đích tối hậu của hành giả tu Thiền là Giác ngộ và Giải thoát. Tuy nhiên vì Phật pháp và thế gian pháp không thể tách rời, nên thiền sinh ra không rời xa thế gian tìm cầu Phật pháp, cũng không trốn tránh thế gian hưởng hạnh phúc riêng mình. Thiền trong đời thường là sự hòa hợp nhịp nhàng giữa một khối óc minh ... |