Việt Nam - Cuộc Chiến Thất Bại Của Mỹ (Viet Nam the (last) war the U.S.lost)
(Hết hàng)
Tác giả: Joe Allen - Người dịch: Đào Tuấn Thể loại: Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện ISBN: 210431 Xuất bản: 9/2009 Trọng lượng: 330 gr NXB: Công an nhân dân Số trang: 320 trang, kích thước 14.5x20.5 cm Giá bán: 52,000 đ |
|
Những bóng ma của Việt Nam "Lạy Chúa, chúng ta lại gặp phải Hội chứng Việt Nam một lần nữa và tất cả đều như vậy" - Tổng thống George H. W. Bush, 1991, trong khi nói về hậu quả cuộc chiến tranh vùng Vịnh. Cuộc chiến tranh ở Việt Nam với hậu quả là thất bại nặng nề nhất của quân đội Mỹ từng phải gánh chịu. Kể từ đó, tầng lớp thống trị Mỹ và các học giả trí thức của họ đã làm việc vất vả để tìm cách vượt qua những gì đã trở thành nổi tiếng như là Hội chứng Việt Nam - nỗi sợ hãi trong vai trò của những nhà hoạch định kế hoạch Mỹ mà bất kỳ cuộc giao tranh quân sự ở cấp độ lớn nào có thể trở thành sự “sa lầy” và kích động phong trào phản đối rộng rãi trong nước. Hầu như tất cả các cuộc can thiệp quân sự nước ngoài đều có hậu quả như Việt Nam, từ cuộc xâm lược của Ronald Reagan năm 1983 vào đảo Grenada nhỏ bé trên biển Caribbea cho đến Cuộc Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991 của George H. W. Bush và cuộc can thiệp vào Bosnia của Bill Clinton, đã phơi bày ra như là một bước nhằm khôi phục năng lực (và chuẩn mực đạo đức) của Mỹ để tiến hành đơn phương và không giới hạn hoạt động quân sự ở nước ngoài. Cuộc xâm lược Iraq của Mỹ năm 2003 (mà những gì thực hiện ở Afghanistan như một cuộc diễn tập trước) được xem như là một sự kiện ý nghĩa bước ngoặt tạo nên vị trí của Washington như là một siêu quyền lực không thể nghi ngờ và duy nhất trên thế giới. Thay vì điều đó, nó tạo ra một cuộc khủng hoảng trong nước và quốc tế đối với Mỹ không nhìn thấy kể từ cuộc chiến tranh Việt Nam. “Có rất nhiều tranh biếm họa nơi những người, áp bức con người, đang nói, ‘Đó có phải là Việt Nam không?’ - hy vọng đúng là vậy và phân vân liệu có phải là vậy. Và đó không phải là vậy,” Cựu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld đã tuyên bố như vậy vào mùa hè năm 2003, phản đối lại những chỉ trích viện dẫn sự so sánh giữa tình trạng nổi dậy ngày càng gia tăng ở Iraq và chiến tranh Việt Nam. Bất chấp những quả quyết của ông Rumsfeld, và của George Bush trước ông ta, những sự so sánh vẫn tiếp tục. Không được một tuần trôi qua khi một nhà văn hoặc một chính trị gia không làm một sự so sánh nào đó giữa Việt Nam và Iraq. Hội chứng Việt Nam có thể bị “loại bỏ” - chỉ để được thay thế bằng Hội chứng Iraq. Tuy nhiên đối với thế hệ những người Mỹ mà đã trải qua kỷ nguyên ba thập kỷ kể từ khi những người lính Mỹ cuối cùng rời khỏi Việt Nam, lịch sử của cuộc chiến tranh gần như bị lãng quên. Động cơ thúc đẩy khiến nước Mỹ tiến hành một trong những cuộc chiến tranh hủy diệt nhất trong thế kỷ XX, và lý do hàng triệu người dân Mỹ tích cực phản đối cuộc chiến tranh, cũng bị quên lãng trên quy mô lớn hoặc bị xuyên tạc nghiêm trọng. Tổng thống Lyndon Johnson đã từng mô tả Việt Nam, trong chính cái cách đặc biệt phân biệt chủng tộc và thô bỉ của ông ta, như là một “quốc gia gần hạng bét với những người dân ngu đần và nghèo đói.” Làm thế nào mà một quốc gia như Việt Nam có thể đánh bại một chính phủ quyền lực nhất trên thế giới khiến cho chính phủ đó phải đối diện với làn sóng phản kháng mạnh mẽ của thế giới và của người dân Mỹ. Đó là công việc của các phương tiện thông tin đại chúng, những nhà sử học có ảnh hưởng, và những người bạn của họ ở Hollywood. Đó là một trong những sự thật trớ trêu lớn nhất trong xã hội Mỹ mà người ta có thể nhìn thấy rất nhiều trong cuộc chiến tranh Việt Nam - liên quan đến những bộ phim được Hollywood sản xuất (tất nhiên với một số ngoại lệ đáng chú ý) và thực sự ít biết hơn về cuộc chiến tranh trước khi đi đến nhà hát. Lịch sử luôn được viết bởi người chiến thắng. Trong trường hợp Việt Nam, lịch sử đã được viết, hoặc viết lại (ít nhất là bên ngoài Việt Nam) bởi những kẻ thua trận mà vẫn chi phối về kinh tế và quyền lực quân sự trên thế giới. Đây là cuốn sách rất nhỏ bé nhưng với nỗ lực muốn bao trùm phạm vi rộng lớn những vấn đề liên quan đến kỷ nguyên Việt Nam. Điều đó có nghĩa là nó muốn giới thiệu cho thế hệ người Mỹ lớn lên thời hậu chiến của kỷ nguyên Việt Nam, những người đã trở nên chính trị hóa từ cuộc chiến tranh Iraq, và phân vân liệu những gì sẽ nhận được để chấm dứt cuộc chiến tranh này, hiện nay đã kỷ niệm 6 năm cuộc chiến tranh Iraq. Cuốn sách này cũng không thay thế cho việc đọc nhiều cuốn sách hay khác của những nhà sử học cấp tiến hoặc những hồi ức của những binh sĩ và những nhà hoạt động được liệt kê ở cuốn sách này. Tôi đã cố gắng trong khả năng tốt nhất để cung cấp một cái nhìn tổng quan về ba thập kỷ Mỹ can thiệp vào Việt Nam, cũng như là sự phân nhánh chính trị sâu sắc của cuộc can thiệp đó tại nước Mỹ. Vì khoảng thời gian hạn chế, tôi đã tập trung vào những khoảng thời gian chủ yếu của phong trào chống chiến tranh, một chủ đề chính, vì vậy độc giả có thể rút ra những bài học chính trị quan trọng nhất trong khi không bỏ qua chi tiết. Một sự giới thiệu đến kỷ nguyên Việt Nam cũng là cần thiết bởi vì thậm chí những sự kiện lịch sử nổi bật nhất của cuộc chiến tranh có những bỏ sót nghiêm trọng và thỉnh thoảng như một trọng tâm hẹp mà một độc giả bị ngăn cản không hiểu biết hoàn toàn về cuộc chiến tranh và phong trào chống chiến tranh, hoặc một quan hệ giữa hai vấn đề này. Thí dụ, một số sự kiện lịch sử bắt đầu cuộc chiến tranh Việt Nam năm 1965, thậm chí mặc dù vai trò của Mỹ ngược trở lại nhiều năm trước chiến tranh Việt Nam. Nhiều sự kiện lịch sử đã cố lờ đi tầm quan trọng của quyền công dân và các phong trào đấu tranh của người da đen trong việc tạo ra phong trào phản đối chiến tranh, hoặc phản chiến của binh lính, sĩ quan Mỹ (bộ binh, thủy quân, không quân) giống như chiếc đinh cuối cùng đóng vào cỗ quan tài nỗ lực chiến tranh của Mỹ. Nhưng bỏ sót rõ ràng nhất trong nhiều sự kiện chiến tranh Việt Nam là sự chiến thắng của cuộc đấu tranh kéo dài ba thập kỷ của người dân Việt Nam giành lại độc lập, tự do cho đất nước, thoát khỏi sự thống trị của nước ngoài. Mặc dù đó là cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dài nhất trong thế kỷ XX, nhưng nó đã truyền cảm cho hàng triệu người trên toàn thế giới trong những năm 1960 và 1970. Ngày nay rất ít người bên ngoài Việt Nam hiểu hoặc đánh giá đúng phong trào giải phóng dân tộc của người Việt Nam. Cuốn sách này nhằm kết hợp tất cả những vấn đề này vào một bài tường thuật. Những bài học của cuộc chiến tranh Việt Nam là rất nhiều, và nó đến với độc giả để khám phá chính bản thân những bài học này mà trong đó chúng có thể cung cấp một điều chỉ dẫn để mang đến một kết thúc cho những cuộc chiến tranh hiện tại của Mỹ ở Iraq và Aghanistan ngày nay... (Trích Lời giới thiệu) |