Tăng Bổ Bốc Phệ Chính Tông (Bìa Cứng)
(Hết hàng)
Biên dịch: Vĩnh Cao Thể loại: Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tâm Linh ISBN: 211012 Xuất bản: 9/2008 Trọng lượng: 920 gr NXB: Thuận Hóa Số trang: 688 trang, kích thước 16x24 cm Giá bán: 139,000 đ |
|
Cuốn Tăng Bổ Bốc Phệ Chính Tông được Vương Duy Đức tự Hồng Tự người ở Tây Sơn thuộc Động Đình viết. Gọi là tăng bổ (bổ túc thêm) vì Bốc dịch là môn học tối cổ, được lưu truyền từ xưa. Những phần ghi chép trong sách đều chọn lấy từ những tư liệu truyền đời, chỉ có những phần đính chính, giải thích là do tác giả sáng tác do hiểu biết và vận dụng về Dịch học của mình. Cuốn Tăng Bổ Bốc Phệ Chính Tông được lưu truyền rộng rãi trong giới nghiên cứu Dịch học ở nước ta vào thời nhà Nguyễn. Nhưng trong bước đầu học Dịch người ta phải kết hợp đọc thêm Tăng San Bốc Dịch của Dã Hạc Lão Nhân mà nội dung về những lý thuyết cơ bản được trình bày cặn kẽ hơn. Hai cuốn Bốc Phệ Chính Tông và Tăng San Bốc Dịch vì thế được phổ biến rộng rãi ở Trung Hoa và nước ta. Cũng như Tăng San Bốc Dịch, Bốc Phệ Chính Tông được khắc in nhiều lần, và những lần về sau cũng có đôi chỗ in nhầm, nhưng không đáng kể. Bốc Phệ Chính Tông có quan điểm với một quẻ Dịch có thể đoán định được nhiều việc, và đây cũng là điểm tương phản với Tăng San Bốc Dịch, nhưng lại được người bói Dịch áp dụng mà có kết quả chính xác. Sách này trước đây đã được dịch vào thập niên 70 của thế kỷ trước, nhưng chỉ dịch những phần chính yếu, rồi chép tay cho các thân hữu nghiên cứu. Nay có cơ hội nên dịch trọn bộ các phần, kể cả những phần không được lý luận thâm sâu, cốt sao lưu giữ được những tư liệu truyền lại từ xưa. Ngoài ra còn đính kèm chữ Hán phần nội dung chính yếu, để người đọc tiện tham khảo. Tuy nhiên vì nguyên bản được sắp xếp không được rành mạch theo tinh thần hiện đại, nên khi dịch sách dịch giả đã phân thành các chương khác nhau, những chương có nội dung gần gũi thì đặt sát liền nhau. Phần Đính chính sai lầm của các sách đương thời được tách riêng chuyển vào phần Phụ lục. Ngoài ra những phần tạp thư như Hà Tri Chương, Yêu Nghiệt Phú... trình độ không cao nên cũng chuyển vào Phụ Lục. Riêng về phần Tân Tăng Gia Trạch tuy khá lộn xộn và không sâu sắc lại chuyển vào sau phần Gia Trạch cho tiện tra cứu. Ngoài phần chú thích của tác giả, dịch giả cũng có kèm theo những kiến giải riêng tư ở phần chú thích cuối trang. Xin trân trọng giới thiệu. |