Hỏi Đáp Về Các Làng Cổ Việt Nam
(Hết hàng)
Tổ chức bản thảo: Đại tá, TS. Nguyễn Trọng Xuân; Thượng tá, Nhạc sĩ: Nguyễn Văn Lượng; Cử nhân: Nguyễn Phương Chi Thể loại: Khoa học xã hội ISBN: 211405 Xuất bản: 10/2009 Trọng lượng: 200 gr NXB: Quân đội nhân dân Số trang: 200 trang, khổ: 14,5x20,5 cm Giá bán: 31,000 đ |
|
Cuộc sống của người Việt Nam gắn bó với làng quê. Hình ảnh làng quê Việt Nam với lũy tre xanh, cây đa, giếng nước, sân đình, với mái nhà tranh, có người cày cấy... đã trở nên rất quen thuộc trong tâm hồn người Việt. Và đằng sau sự yên bình, êm ấm của làng là một bề dày truyền thống, bề dày lịch sử văn hóa đáng trân trọng và tự hào. Làng cổ Việt Nam thường được tổ chức theo huyết thống, địa bàn cư trú nên tính cộng đồng và tự trị rất cao. Tính cộng đồng làm cho các thành viên trong làng đều hướng về lợi ích chung, đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau... còn tính tự trị làm cho các làng trở nên biệt lập với nhau. Làng có thể được coi là một quốc gia thu nhỏ với "luật pháp riêng" được gọi là hương ước và luật tục; và một "triều đình riêng" với hội đồng kỳ mục là cơ quan lập pháp, lý dịch là cơ quan hành pháp. Sự can thiệp của nhà nước phong kiến không làm ảnh hưởng nhiều đến tổ chức của làng. "Phép vua thua lệ làng" là một truyền thống thể hiện mối quan hệ đặc biệt của nhà nước phong kiến với làng xã Việt Nam. Hiện nay, làng cổ Việt Nam đã có những thay đổi nhất định. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, với xu hướng đô thị hóa phát triển nhanh chóng, một số làng đã trở thành phố phường, khu công nghiệp, nhưng cũng rất nhiều làng vẫn còn giữ được những đặc điểm kiến trúc và nét văn hóa xưa. Cuốn sách Hỏi Đáp Về Các Làng Cổ Việt Nam sẽ giúp bạn đọc được thuận lợi khi nghiên cứu, tìm hiểu, khám phá để nhận ra vị trí, diện mạo và vai trò của làng cổ Việt Nam trong lịch sử dân tộc. Xin trân trọng giới thiệu. |