Học Gần, Học Xa
(Hết hàng)
Tác giả: GS. Bùi Trọng Liễu Thể loại: Khoa học xã hội ISBN: 219569 Xuất bản: 9/2006 Trọng lượng: 600 gr NXB: Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh Số trang: 486 trang, kích thước 16x24 cm Giá bán: 65,000 đ |
|
Bùi Trọng Liễu vốn là một học sinh trường Bưởi - Chu Văn An, Hà Nội, giữa thế kỷ trước sang Pháp du học, bảo vệ thành công Tiến sĩ Khoa học ngành Toán rồi trở thành Giáo sư Đại học tại những trường đại học nổi tiếng của Pháp. Gần 60 năm sống và làm việc xứ người, bao giờ ông cũng đau đáu nghĩ về Tổ quốc, quê hương. Sau hội nghị Paris, cái tên ông thường xuất hiện trên nhiều tờ báo lớn ở Việt Nam. Và trong những năm gần đây, hầu như năm nào ông cũng cho ra mắt một tập sách xuất bản trong nước. GS.Bùi Trọng Liễu là tác giả của 4 cuốn sách đã xuất bản ở Việt Nam: Cuốn "Tự sự của người xa quê hương" (tên cũ là "Chuyện gia đình và ngoài đời"), NXB ĐHQG Hà Nội, năm 2004; Cuốn "Chung quanh việc học", NXB Thanh niên, năm 2004; "Học gần, học xa", NXB ĐHQG Hà Nội, năm 2005; "Học một sàng khôn", NXB Tri thức Hà Nội, năm 2007. Cuốn "Chung quanh việc học" và "Học gần, học xa" sau này được Trung tâm Nghiên cứu Quốc học và NXB Tổng hợp TP.HCM tái bản dưới đầu đề "Học gần, học xa" vào năm 2006. Cuốn sách thứ 5 là một "tạp ký" còn bỏ ngỏ, đó là "Hướng về quê cũ lúc chiều tà" gồm các bài báo của tác giả đăng trên báo. Trong suốt nửa thế kỷ giảng dạy ĐH, GS.Bùi Trọng Liễu kiên trì làm "gạch nối" giữa Việt Nam và giới đại học Pháp, Mỹ và quốc tế. Ông viết hàng trăm bài báo, tiểu luận, góp ý về cải cách giáo dục. Bài nào của ông cũng đầy ấp một tấm lòng dành cho quê nhà. Ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục ĐH ở trong nước. Về sau này, ông có một cách viết độc đáo là dẫn nhập bằng những chuyện xưa tích cũ rồi sau đó vào đề chính, và cách viết đó làm cho người đọc thấy nhẹ nhàng. Bài viết cuối cùng của ông là bài "Tự nguyện" công bố ngày 24/2/2010 khi ông đã vào bệnh viện. Cho đến những ngày cuối đời, ông kiên trì đóng góp ý kiến về thực học và cải cách nền giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Ông từng tham gia Ban chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp, làm Chủ tịch Hội Khoa học Kĩ Thuật Việt Nam tại Pháp. Trong thập niên 1980, ông cộng tác đều đặn với báo Đoàn Kết. Năm 1991, cùng với toàn thể ban biên tập Đoàn Kết, ông tham gia sáng lập báo Diễn Đàn. Tuy không ở trong ban biên tập, nhưng ông thường xuyên viết bài và góp ý kiến với tờ báo. Xin trân trọng giới thiệu bạn tìm đọc. |