XÃ HỘI DÂN SỰ - MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHỌN LỌC
(Hết hàng)
Chủ biên: Vũ Duy Phú - Đặng Ngọc Dinh - Trần Chí Đức - Nguyễn Vi Khải Thể loại: Khoa học xã hội ISBN: 3716472444538 Xuất bản: 12/2013 Trọng lượng: 450 gr NXB: Tri Thức Số trang: 364 trang, khổ: 14.5x20.5 cm Giá bìa: Giá bán: 74,800 đ |
|
Xã hội dân sự (XHDS) là một đề tài vừa cổ điển, lại vừa rất thời sự. Nó cổ điển bởi vì ngay từ thời Cổ Hy Lạp, người ta đã bàn tới khái niệm này. Sang thế kỷ XVI, XHDS chính thức xuất hiện và trở nên phổ biến từ thế kỷ XVIII, khi các nhà triết học kinh điển lại đem ra phân tích sôi nổi một lần nữa. Tính thời sự của XHDS là rõ ràng với sự trở lại của vấn đề này từ giữa thế kỷ XX, khi cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới bắt đầu bùng nổ và xuất hiện dần nền kinh tế tri thức. Không phải ngẫu nhiên XHDS được quan tâm trở lại. Cho đến hiện nay, ở tầm rộng và khái quát nhất, mỗi xã hội hiện đại đều được coi là cấu thành bởi ba trụ cột chính, đó là nhà nước, thị trường và XHDS. Về đại thể, nhà nước và thị trường đã phát triển ngày càng đầy đủ và toàn diện, và cũng đã được nghiên cứu khá sâu sắc thấu đáo. Riêng phần XHDS, cái chân thứ ba khá quan trọng trong cái kiềng kết cấu của một xã hội hiện đại, cho đến nay vẫn còn những khía cạnh dường như chưa được hình thành thật đầy đủ và rõ nét, sự phong phú và tính đa dạng của nó vẫn chưa được tìm hiểu một cách cặn kẽ, nhất là đối với những nước đang chuyển đổi như nước ta. Trên thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam từ thời kỳ tiền khởi nghĩa 1945 đã dựa vào lực lượng chủ lực là nhân dân, thông qua các đoàn thể cách mạng do Đảng lập ra, để tiến hành đấu tranh dành độc lập, bảo vệ và xây dựng đất nước. Theo quan niệm khái quát hiện nay thì Đảng Cộng sản đã sáng suốt, khéo léo vận dụng một bộ phận quan trọng các tổ chức nhân dân nằm trong phạm trù XHDS, nhưng không dùng cái tên đã được triết học hoá mà ngày nay đang trở thành thuật ngữ phổ biến. |