DỊCH HỌC DIỄN GIẢI TRÊN CƠ SỞ TOÁN HỌC VÀ ỨNG DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG
(Hết hàng)
Tác giả: Nguyễn Thế Cường Thể loại: Phong thủy - Kinh dịch - Nhân tướng học ISBN: 3716472475570 Xuất bản: 4/2014 Trọng lượng: 470 gr NXB: Đại Học Quốc Gia TP.HCM Số trang: 262 trang - Khổ: 16 x 24 cm Giá bìa: Giá bán: 90,000 đ |
|
Cuốn sách DỊCH HỌC DIỄN GIẢI TRÊN CƠ SỞ TOÁN HỌC VÀ ỨNG DỤNG VÀO ĐỜI SỐNG chủ yếu đi vào xây dựng cơ sở toán học của các quái nói chung (cột chồng từ hai hào trở lên) dựa trên nhóm cộng Hà - Lạc được hình thành từ sự kết hợp Hà đồ với Lạc thư và tuân theo số học đồng hồ, đồng thời tìm cách “vật lý hóa” để những quái trừu tượng hình thành trên cơ sở toán học có thể vận dụng vào thực tiễn đời sống, tức biến thành những hệ thống vật lý tuân theo những quy luật vật lý nào đó. Nhờ đó, những quái - sản phẩm chủ quan của con người - mới có thể biểu thị cho những thực thể và những hiện tượng trong tự nhiên và xã hội của người xưa, qua trực giác hoặc từ suy luận ở mức độ sai đúng khác nhau, đã gán cho chúng.
Tuy nhiên, những quái được toán học hóa và vật lý hóa này, tuy vẫn như cũ về hình thức nhưng đã mang nội dung và ý nghĩa mới có vị trí mới trên Lạc thư và Hà đồ, cũng như biến đổi theo những nguyên tắc mới. Nhờ vậy, khá nhiều khẳng định trong lý thuyết Dịch học cổ điển được lý giải, nhưng củng không ít khẳng định xưa phải chỉnh sửa, phải từ bỏ và thay mới để không còn vẻ thần bí.
Những bạn đọc ham muốn đi sâu vào Dịch học trên cơ sở lôgich có thể tìm thấy một nền tảng chắc chắn để tự mình phát triển những nghiên cứu bổ sung rộng lớn. Ngoài việc đi sâu nghiên cứu cơ sở toán học và khoa học của Dịch học, cuốn sách còn đi vào những ứng dụng cơ bản, phát triển những phương pháp nhận dạng với những thí dụ minh họa cụ thể để bạn đọc có thể tự mình vận dụng vào đời sống, nhất là trong lĩnh vực hôn nhân gia đình, phong thủy địa lý, nhận dạng con người và dự đoán học.
MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I : Cơ sở toán học của Bát quái Chương II : Âm dương và Thái cực Chương III : Tạo quái từ lưỡng nghi âm, dương Chương IV : Bát quái tân thiên Chương V : Đồ tổng hợp Quái – Can - Chi Chương VI : Một số phát triển ứng dụng từ đồ tổng hợp QCC vào đời sống cá nhân và gia đình Chương VII : Quẻ dịch Chương VIII : Nhận dạng theo phương pháp Bát tự Hà - Lạc
Lời kết
Tài liệu tham khảo |
Dịch Học Và Kiến Trúc Phong Thủy (Bìa Cứng) KHÁNG VŨ(Biên soạn),LÊ TIẾN SƠN(Hiệu đính) Cuốn sách này nhằm triển khai toàn diện các nội hàm sâu rộng và giá trị nhân văn của các văn hóa Dịch học, trình bày một cách có hệ thống nguyên lý cơ bản và tri thức triết học của "Chu Dịch" và Dịch học, đi sâu khai thác mối quan hệ nội tại giữa Dịch học với các hình thái và các bộ môn văn hóa Trung Quốc, mong muốn trên một chừng mực nhất định làm rõ đặc trưng bản chất, giá trị chức năng và quy ... |
Dịch Học Giản Yếu (Diễn Giải Ứng Dụng Dịch Lý) Tác giả: Lê Gia Cuốn sách gồm các nội dung sau:PHẦN DIỄN GIẢI- Phần 1: Quá trình phát huy dịch học1. Hình nhi thượng học (về tiên thiên)2. Hình nhi hạ học (về hậu thiên)3. Lịch trình sáng lập và phát huy dịch học- Phần 2: Dịch lí là gì4. Nguyên lí căn bản của cứu cánh5. Tượng số học và triết học- Phần 3: Phụ luậnI. Thủy tổ của dịch họcII. Thuận tự và phương vị của tứ tượngIII. Tiên, hậu, trung thiênIV. Nguồn gốc ... |
Dịch Học Với Dưỡng Sinh ĐẶNG THỦ NGHIÊU(Biên soạn),LƯU TÙNG LÂM(Biên soạn) Cuốn sách này gồm 9 chương sau:Chương 1: Biến thông thì trường cửu: Nền tảng của lý luận dưỡng sinh. Chương 2: Hoàn đạo: Quy luật hành khí dưỡng sinh. Chương 3: Trung hòa: Mục tiêu của việc giữ gìn sức khỏe. Chương 4: Thái cực: Nguồn sống quý giá. Chương 5: Hình thành động tĩnh: Yếu lĩnh dưỡng sinh. Chương 6: Người hợp với trời: Cảnh giới dưỡng sinh tối cao. Chương 7: Tư tưởng dưỡng sinh ... |
Dịch Học - Văn Hóa Dự Báo Cổ Truyền Nguyễn Duy Hinh (Tác giả) Cuốn sách này gồm những nội dung chính sau:1. Phần 1: Dịch kinh.- Tiết 1: Lịch sử dịch kinh, dịch học.- Tiết 2: Dịch kinh: 64 quẻ bạch thư dịch.- Tóm tắt phần 1.2. Phần 2: Dịch truyện.- Tiết 1: Dịch truyện của Chu Dịch.- Tiết 2: Dịch truyện của Bạch Thư Dịch.- Tóm tắt phần 2.3. Phần 2: 64 quẻ dịch và dịch truyện Việt Nam.- Tiết 1: 64 quẻ dịch Việt Nam.- Tiết 2: Dịch truyện của Phan Bội Châu.- Tóm ... |
Dịch Học Tân Biên (Bìa Cứng) Tác giả: Kimhactv ... Mạnh dạn hợp nhất hai hệ thống lý thuyết lớn về ứng dụng dịch, bên cạnh việc cải biên phương pháp luận mới để giúp học giả nắm bắt tinh thần dịch qua tượng lý hào từ, cách chiếm bốc, an trang quẻ cũng như luận đoán quẻ, lục thân với lệnh chủ thái tuế... tất cả đều không cần học thuộc, tra sách. Một khi đã thông thì việc biến hóa trong luận nghiệm sẽ dễ dàng tùy nghi vận dụng...Tân biên Dịch ... |
Dịch Học - Nhập Môn Và Ứng Dụng VŨ QUỐC TRUNG (Sưu tầm và biên soạn) Khó khăn lớn nhất của người học Dịch là sách viết theo lời nói ẩn dụ, chấm phá một vài hình tượng kèm theo mấy lời giải đoán, còn nội dung cốt lõi lại nằm ẩn khuất trong các vạch liền, vạch đứt, giữa các dòng chữ mập mờ, thấp thoáng.Học Dịch không những đòi hỏi người học phải có hiểu biết về lý luận khoa học tự nhiên, xã hội sắc bén mà còn phải trải nghiệm qua thực tế; phải nghiền ngẫm, suy tư ... |
Dịch Học Nguyên Lưu KS. LÊ XUÂN CÔNG(Tác giả),KS. PHẠM HỒNG KỲ(Biên dịch),LOUIS - CHARLES VIOSSAT(Biên dịch) Là di sản văn hóa của dân tộc, Dịch học cũng phải góp phần vào công cuộc hiện đại hóa văn hóa. Một nhiệm vụ của Dịch học mới đương đại là thoát khỏi mê tín thần học. Dịch học tuy bắt nguồn từ mê tín thần học, song đường ra của nó là ở chỗ thoát khỏi mê tín thần học, song đường ra của nó là ở chỗ thoát khỏi mê tín thần học. Phàm là văn hóa có sức sống thì đều bắt rễ vào trong đời sống hiện thực, ... |