VĂN HỌC PHẬT GIÁO THỜI LÊ - NGUYỄN
(Hết hàng)
Tác giả: Nguyễn Công Lý (Chủ biên) - Nguyễn Công Thanh Dung Thể loại: Giáo trình Cao đẳng - Đại học ISBN: 3716472987486 Xuất bản: 12/2022 Trọng lượng: 550 gr NXB: Khoa học Xã hội Số trang: 487 trang - khổ: 20.5 x 14.5 cm Giá bìa: Giá bán: 234,000 đ |
|
Cuốn sách “Văn học Phật giáo thời Lê – Nguyễn” gồm 5 chương:
Nhìn một cách tổng quát, ở chương sách nào tác giả cũng khai thác và làm chủ được nguồn tư liệu dồi dào, kể cả Văn lẫn Sử (trong đó có những tư liệu mới và quý), trải suốt một thời đại Văn – Sử – Triết bất phân. Từ đó có những nhận xét, đánh giá và cảm thụ tinh tế và thuyết phục. Ví như khi tác giả cho thấy mối quan hệ, như “lương duyên” giữa tư duy Phật giáo với tư duy Nho giáo và sáng tác văn học – nhất là, tư duy Phật giáo với sáng tác thơ ca. Dường như, chúng gặp nhau ở chỗ đàm tâm, đi sâu vào nội cảm, chiêm nghiệm thế thái nhân sinh và “bảo kính cảnh giới”(gương báu răn mình). Cho nên, văn chương – nhất là thi ca Phật giáo, nếu có “văn dĩ tải đạo”, thì cũng xuất phát từ đó mà trở nên sâu lắng, “siêu diệu”. Cũng như thế, tác giả trong cuốn sách, đã có những đối sánh để rút ra những luận điểm khoa học phong phú và chắc chắn, giầu sức thuyết phục; thấy được những đặc điểm chung và riêng của văn học Phật giáo Việt Nam thời Lê – Nguyễn so với thời Lý-Trần; thấy được sự giống và khác nhau như thế nào, trong các giai đoạn cùng thời kỳ. Qua cuốn sách, người đọc nhận ra: ở thời Lê-Nguyễn, Phật giáo tuy không còn là quốc giáo, nhưng nó vẫn tồn tại và phát triển một cách bề thế, mang dấu ấn riêng và góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng nền tảng tinh thần và văn hóa quốc gia.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |