Tăng Cường Năng Lực Tham Gia Của Hàng Nông Sản Vào Chuỗi Giá Trị Toàn Cầu Trong Điều Kiện Hiện Nay Ở Việt Nam (Duc00012)
(Hết hàng)
Tác giả: Bộ Công Thương Viện Nghiên Cứu Thương Mại , PGS. TS. Đinh Văn Thành Thể loại: Làm vườn - Vật nuôi - Nông lâm nghiệp ISBN: 5064062408759 Xuất bản: 9/2010 Trọng lượng: 600 gr NXB: Công Thương Số trang: 374 trang - khổ: 16x24 cm Giá bìa: Giá bán: 80,750 đ |
|
KINH NGHIỆM THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU HÀNG NÔNG SẢN Chủ biên: PGS.TS. Đinh Văn Thành Tự do hoá thương mại hàng nông sản đang đang diễn ra với mức độ ngày càng tăng. Phân công lao động trong chuỗi giá trị hàng nông sản toàn cầu ngày càng sâu sắc với mức độ chuyên môn hoá ngày càng cao từ khâu Nghiên cứu và phát triển (R&D) sản phẩm, sản xuất sản phẩm đến marketing và phân phối sản phẩm. Các nước tham gia vào chuỗi giá trị hàng nông sản đang tìm cách để thâm nhập vào những khâu tạo ra giá trị nhiều nhất đó là các khâu nghiên cứu, phát triển và phân phối marketing. Trong những năm gần đây nhiều nước đang phát triển đã từng bước cải thiện được vị trí của mình trong chuỗi giá trị toàn cầu, tham gia vào những công đoạn tạo ra giá trị nhiều hơn. Thực tế cho thấy, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu đang là xu thế phổ biến hiện nay và sự tham dự này mang lại lợi ích kinh tế và xã hội to lớn, kể cả đối với các nước đang và kém phát triển. Là một nước có nhiều lợi thế trong sản xuất nhiều mặt hàng nông sản nhiệt đới, Việt Nam đang có vị trí ngày càng quan trọng trong thị trường hàng nông sản thế giới. Hiện tại, Việt Nam đang là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trong khu vực và thế giới với nhiều sản phẩm đặc trưng như cà phê, điều, hồ tiêu, chè, gạo. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, nông nghiệp Việt Nam đã bộc lộ những lỗ hổng lớn trong dây chuyền sản xuất, công nghệ sau thu hoạch, chất lượng và VSATTP. Vì vậy, dù là một trong những quốc gia hàng đầu xuất khẩu nông sản, nhưng tính bền vững trong sản xuất chưa cao, đang bộc lộ những khiếm khuyết lớn từ giống, kỹ thuật, chăm sóc cho đến thu hoạch, chế biến sau thu hoạch và tiêu thụ. Nông sản của Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng mới chỉ dừng lại ở việc cung cấp đầu vào là nông sản thô, trong khi giá trị gia tăng đối với hàng nông sản lại chủ yếu do khâu chế biến, bao gói và hoạt động thương mại. Hay nói cách khác, Việt Nam mới tham gia được ở khâu tạo ra giá trị ít nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng nói trên là do sự lạc hậu về công nghệ trước và sau thu hoạch, trình độ hạn chế của những tác nhân tham gia chuỗi từ khâu sản xuất, chế biến đến khâu marketing, phân phối và tiêu thụ. Bên cạnh đó, các yếu tố tạo môi trường cho sự tham gia hiệu quả vào chuỗi như dịch vụ hỗ trợ, cơ sở hạ tầng còn hạn chế. Các chính sách của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp như chính sách đất đai, chính sách phát triển thương mại hàng nông sản... còn nhiều bất cập. Mặt khác, trong tư duy phát triển, chúng ta quá chú trọng đến sản lượng, số lượng mà chưa chú trọng đúng mức đến giá trị gia tăng. Chính vì vậy, thay vì tiếp cận sản lượng, vấn đề tiếp cận giá trị gia tăng đang trở thành yêu cầu cấp thiết. Sau khi trở thành quốc gia xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản lớn về lượng, đã đến lúc chúng ta cần chiếm lĩnh vị trí cao về chất, tăng hàm lượng giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao thu nhập người nông dân. Do vậy, việc nghiên cứu kinh nghiệm của tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hàng nông sản của các nước và rút ra bào học cho Việt Nam nhằm tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam là hết sức cần thiết và cấp bách. Với mục đích như vậy, Viện Nghiên cứu thương mại xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc cuốn sách "Kinh nghiệm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hàng nông sản". Tham gia biên soạn cuốn sách này gồm có: PGS. TS. Đinh Văn Thành (Chủ biên), TS. Trịnh Thị Thanh Thuỷ, TS. Nguyễn Hoàng, ThS. Đỗ Kim Chi, ThS. Hoàng Thị Vân Anh, ThS. Lê Huy Khôi. Nội dung của cuốn sách: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của cuốn sách được kết cấu thành 3 phần. Phần thứ nhất: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ MẶT HÀNG NÔNG SẢN TOÀN CẦU 1.1. Một số vấn đề về chuỗi giá trị toàn cầu 1.1.1. Các khái niệm về chuỗi giá trị toàn cầu 1.1.2. Các loại chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu 1.1.3. Các phương thức tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu 1.1.4. Các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của chuỗi giá trị sản phẩm toàn cầu 1.2. Các đặc điểm của chuỗi giá trị nông sản toàn cầu 1.2.1. Đặc điểm của hàng nông sản khi tham gia thị trường thế giới 1.2.2. Các mô hình chuỗi giá trị hàng nông sản Phần thứ hai: KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU MẶT HÀNG NÔNG SẢN 2.1. Kinh nghiệm của Thái Lan tham gia vào chuỗi giá trị lúa gạo toàn cầu 2.1.1. Tổng quan thị trường gạo thế giới 2.1.2. Đặc điểm chuỗi giá trị gạo toàn cầu 2.1.3. Kinh nghiệm tham gia vào chuỗi giá trị gạo toàn cầu của Thái Lan 2.2. Kinh nghiệm tham gia của Braxin vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu 2.2.1. Tổng quan thị trường cà phê thế giới 2.2.2. Đặc điểm chuỗi giá trị cà phê toàn cầu 2.2.3. Kinh nghiệm tham gia của Braxin vào chuỗi giá trị cà phê toàn cầu 2.3. Kinh nghiệm tham gia của Kênya vào chuỗi giá trị chè toàn cầu 2.3.1. Tổng quan thị trường chè thế giới 2.3.2. Đặc điểm chuỗi giá trị chè toàn cầu 2.3.3. Kinh nghiệm tham gia của Kenya vào chuỗi giá trị chè toàn cầu 2.4. Kinh nghiệm tham gia của Malaysia vào chuỗi giá trị cao su toàn cầu 2.4.1. Tổng quan thị trường cao su thiên nhiên thế giới 2.4.2. Đặc điểm chuỗi giá trị cao su thiên nhiên toàn cầu 2.4.3. Kinh nghiệm tham gia của Malaisia vào chuỗi giá trị cao su toàn cầu 2.5. Kinh nghiệm tham gia của Colombia vào chuỗi giá trị hoa tươi toàn cầu 2.5.1. Tổng quan thị trường hoa tươi toàn cầu 2.5.2. Đặc điểm chuỗi giá trị hoa tươi toàn cầu 2.5.3. Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị hoa tươi của Colombia 2.6. Kinh nghiệm tham gia của ấn Độ vào chuỗi giá trị hạt tiêu toàn cầu 2.6.1. Tổng quan thị trường hạt tiêu thế giới 2.6.2. Đặc điểm chuỗi giá trị hạt tiêu toàn cầu 2.6.3. Kinh nghiệm tham gia chuỗi giá trị hạt tiêu của Ấn Độ Phần thứ ba: BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA CHO VIỆT NAM 3.1. Xây dựng cơ chế điều phối các liên kết trong chuỗi giá trị 3.2. Phát triển lợi thế cạnh tranh 3.3. Nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu với các sản phẩm chế biên sâu, các sản phẩm có uy tín trên thị trường toàn cầu 3.4. Tham gia vào chuỗi giá trị của các công ty đa quốc gia 3.5. Hỗ trợ của Chính phủ thông qua phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu 3.6. Nâng cao năng lực tham gia vào thị trường nông sản toàn cầu qua tiếp cận hệ thống thông tin thị trường 3.7. Đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế 3.8. Phát triển các hoạt động nghiên cứu triển khai, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp |