Sổ Tay Góp Ý Dự Thảo Hiến Pháp Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam 1992 ( Sửa Đổi, Bổ Sung Năm 2013)
(Hết hàng)
Tác giả: Phạm Hùng Thể loại: Pháp luật - Văn bản hướng dẫn thi hành Luật ISBN: 5095752402351 Xuất bản: 4/2013 Trọng lượng: 750 gr NXB: Dân Trí Số trang: 425 trang - khổ: 19x27 cm Giá bìa: Giá bán: 297,000 đ |
|
Chiều 21/3, tại Hà Nội, Báo Quân đội nhân dân tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Hiến định Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và chế độ sở hữu đất đai" với sự tham gia của các chuyên gia pháp luật, nhà khoa học. Đại tá Hà Mạnh Tường, Phó Tổng Biên tập Báo Quân đội nhân dân cho biết: Nhằm nâng cao chất lượng các ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, gần 3 tháng qua, Báo Quân đội nhân dân đã tổ chức và có nhiều hình thức phong phú tập hợp ý kiến của các chuyên gia pháp luật, cán bộ, chiến sĩ trong quân đội cũng như các tầng lớp nhân dân. Báo Quân đội nhân dân đã lựa chọn được nhiều ý kiến sâu sắc, có chất lượng đăng tải trên các ấn phẩm của cơ quan. Các ý kiến đăng trên Báo Quân đội nhân dân không chỉ phân tích, làm rõ hơn nhiều vấn đề quan trọng được nêu trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mà còn phát huy hiệu quả quyền dân chủ của nhân dân. Mặt khác, các ý kiến này còn là vũ khí sắc bén đập tan những luận điệu xuyên tạc, lợi dụng dân chủ, lợi dụng việc thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, Quốc hội về tổ chức cho nhân dân tham gia ý kiến vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 để chống phá Đảng, chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta của các thế lực thù địch. Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia pháp luật, nhà nghiên cứu khoa học đã tập trung góp ý, phân tích làm rõ thêm về một số vấn đề được nêu trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp như: Tính tất yếu của việc khẳng định đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý theo quy định của pháp luật; quyền sử dụng đất được Nhà nước bảo hộ được thể hiện trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Các đại biểu đã thảo luận về bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; nội hàm và cơ chế giám sát các cơ quan quyền lực Nhà nước về lập pháp, hành pháp và tư pháp. Góp ý về chế độ sở hữu đất đai, GS.TS. Đỗ Thế Tùng, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: Những nội dung đã nêu trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 là phù hợp với quy luật tiến hóa và xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, cần làm rõ hơn về khái niệm "sở hữu toàn dân", để làm sao phân biệt với khái niệm "sở hữu nhà nước" thuần túy. Bàn về vấn đề Hiến định nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, PGS.TS. Nguyễn Minh Đoan (Đại học Luật Hà Nội) cho rằng: Mô hình tổ chức Nhà nước ở Việt Nam hiện nay về tổng thể là phù hợp. Tuy vậy, cần làm thế nào để có được sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. |