Giới Thiệu 152 Nhạc Khí Và 24 Dàn Nhạc Dân Tộc Việt Nam - Introduction to 152 Natinal Musical Instruments and 24 Orchestras Of Viet Nam
(Hết hàng)
Tác giả: Minh Hiến Thể loại: Âm nhạc ISBN: 5099642367874 Xuất bản: 9/2012 Trọng lượng: 1850 gr NXB: Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh Số trang: 578 trang - khổ: 25x25 cm Giá bán: 200,000 đ |
|
Việt Nam là quốc gia thống nhất đa dân tộc, mỗi dân tộc lại có nhiều sắc tộc khác nhau, sống đan xen nhau ở nhiều khu vực trên toàn cõi đất nước. Muốn tìm hiểu nhạc khí truyền thống Việt Nam, trước tiên cần tìm hiểu về đất nước, con người Việt nam, vì vậy: Phần I: giới thiệu vắn tắt: - Vị trí đặc biệt, nền văn hiến lâu đời của nước Việt Nam... có liên quan đến sự xuất hiện xa xưa của nhạc khí truyền thống. - 54 Thành phần dân tộc với những sắc tộc, những khu vực CƯ trú, ngôn ngữ, dân số... có liên quan đến sự đa dạng phong phú của nhạc khí truyền thống. - Ngôn ngữ Việt Nam giàu tính âm nhạc có liên quan đến sự độc đáo của nhạc khí truyền thống. Phần II: giới thiệu nhạc khí. Các tác giả viết từng nhạc khí theo một trình tự nhất định để độc giả dễ theo dõi. Ngoài ra còn so sánh một số nhạc khí của các nước có hình dạng hoặc tính năng tương tự, nêu rõ sự giống và khác nhau để độc giả có tài liệu tham khảo, ví dụ như: đàn Bầu so sánh với Ichigenkin, đàn một dây của Nhật Bản, Ixiankin của Trung Hoa, Golp Yantra của Ấn Độ, Sadev của Cămpuchia...; đàn Tranh so sánh với Kayagum của Triều Tiên, Côtô của Nhật Bản, Jatắc của Mông cổ, Zeng của Trung Hoa, Kachap của Inđônêxia... Phần III: giới thiệu 24 dàn nhạc dân tộc Việt Nam từ xa xưa đến nay, gồm các dàn nhạc cung đình, sân khấu, thính phòng, dân gian, các dàn nhạc lễ và dàn nhạc dân tộc tổng hợp với mục đích để độc giả thấy rõ các nhạc khí đã tham gia trong những dàn nhạc nào, số lượng, vai trò của nó trong dàn nhạc, biểu diễn trong những lễ hội nào. Phần ảnh: gồm 200 ảnh màu về 54 dân tộc, về nhạc khí, sử dụng nhạc khí. Sở dĩ chúng ta còn sưu tầm và gìn giữ được hàng trăm nhạc khí truyền thống, di sản văn hóa quý báu của cha ông để lại, ngoài lý do vì chúng ta có đường lối đúng đắn, còn vì đất nước ta có nhiều thành phần dân tộc, các dân tộc ít người thường có nhiều nhạc khí truyền thống, nhiều điệu múa dân gian dùng để biểu diễn, trong các lễ hội vui xuân, mừng cốm mới, cầu mưa, được mùa... Các dân tộc ít người lại thường cư trú ở vùng rừng núi, xa thành thị, ít bị chiến tranh tàn phá, ít tiếp xúc với văn hóa nước ngoài, do đó vẫn còn giữ được khá nhiều nhạc khí truyền thống, có những vùng gần như trọn vẹn với những nhạc khí nguyên sơ... |