Nghệ Thuật Giao Tiếp Nơi Công Sở Và Kỹ Năng Đàm Phán ,Thương Thảo ,Ký Kết Hợp Đồng Đạt Hiệu Quả Cao
(Hết hàng)
Sưu Tầm Và Hệ Thống Hoá: Quý Long - Kim Thư Thể loại: Quản trị kinh doanh ISBN: 5102262313654 Xuất bản: 9/2011 Trọng lượng: 880 gr NXB: Lao động Số trang: 495 trang - khổ: 20x28 cm Giá bán: 325,000 đ |
|
Sự thành bại trong công việc ký kết hợp đồng rất quan trọng đối với họat động doanh nghiệp. Khéo nói, gặp may và có duyên chưa hẳn làm nên một nhà đàm phán giỏi. Các chuyên gia gợi ý một số kỹ năng "vàng" để ứng dụng khi đàm phán ký kết hợp đồng. Liệt kê lợi ích khách hàng được hưởng Khi đàm phán hợp đồng, bạn phải luôn nhấn mạnh đối tác sẽ được lợi gì sau khi ký kết. Liệt kê thành danh sách các lợi ích như tiền hoa hồng, chiết khấu, phương thức thanh toán, hậu mãi… Trình bày rõ ràng, không bỏ sót để gây ấn tượng mạnh cho đối tác. Sử dụng bảng biểu, mô hình, con số Ngày nay, người ta không có thời gian để đọc những trang báo cáo đặc kín chữ. Lập luận trong đàm phán của bạn cần phải trình bày dưới dạng bảng biểu, con số, mô hình, nhất là khi gửi báo cáo qua e-mail, fax, hay thư tín. Khi phải trình bày trước cử tọa đông người, bảng biểu và mô hình lại càng không thể thiếu. Bạn nên sử dụng Power Point, phần mềm tuyệt vời để mô tả vấn đề bằng ngôn ngữ bảng biểu. Phải biết cách nhượng bộ đối tác dần dần Nhà đàm phán kinh nghiệm chỉ nhượng bộ dần dần và bạn phải tạo ấn tượng với đối tác rằng đã nhượng bộ nhiều lần. Giao hàng ngay hay sau 5 ngày, 10 ngày rồi 15 ngày; thanh toán ngay hay thanh toán trước 80% là sự nhượng bộ về điều kiện giao hàng và điều khoản thanh toán. Bất kỳ điểm nào trong hợp đồng cần đàm phán, bạn phải có phương án, đưa ra nhiều nấc thang nhượng bộ để đạt hiệu quả cao. Phải nói nhiều trong buổi đàm phán Nói nhiều sẽ đạt hiệu quả cao hơn nói ít. Điều này càng đúng khi bạn và đối tác chưa biết nhiều về nhau, chưa có thời gian dài hợp tác. Trong trường hợp này, nói ít sẽ cầm chắc thất bại. Tất nhiên, bạn phải nói những điều có lý và lập luận chính xác. Nói nhiều có giá trị thuyết phục người nghe và điều này ảnh hưởng đến quyết định ký kết hợp đồng của họ MỤC LỤC PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG KINH DOANH. PHẦN THỨ HAI: CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH. PHẦN THỨ BA: HÀNH VI GIAO TIẾP VÀ HỆ THỐNG TÁC ĐỘNG ĐẾN HÀNH VI GIAO TIẾP. PHẦN THỨ TƯ: VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM VÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI. PHẦN THỨ NĂM: KỸ NĂNG GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH. PHẦN THỨ SÁU: KỸ NĂNG GIAO TIẾP, ỨNG XỬ NƠI CÔNG SỞ. PHẦN THỨ BẢY: KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG DỤNG TRONG DOANH NGHIỆP. PHẦN THỨ TÁM: KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, THƯƠNG THẢO HỢP ĐỒNG KINH DOANH. PHẦN THỨ CHÍN: KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH TRONG GIAO TIẾP. PHẦN THỨ MƯỜI: KỸ NĂNG VIẾT THƯ THƯƠNG MẠI. PHẦN THỨ MƯỜI MỘT: 500 MẪU CÁC BỨC THƯ PHÁP LÝ THƯƠNG MẠI. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc. |