NƯỚC MẮT ẨN PHU - ĐỖ LỆNH THIỆN VÀ KIM MÃ ẨN PHU CẢM TÌNH LỆ TẬP
(Hết hàng)
Khảo cứu: Phạm Văn Ánh Thể loại: Thơ - Bình thơ - Nghiên cứu - Tiểu luận - Phê bình văn học ISBN: 5135273020105 Xuất bản: 11/2023 Trọng lượng: 550 gr NXB: Khoa học Xã hội Số trang: 363 trang - khổ: 24 x 16 cm Giá bán: 256,000 đ |
|
Trong bối cảnh lịch sử nhiều biến động dữ dội đương thời, giới sĩ đại phu, nhất là các cựu thần nhà Lê có những phương cách ứng xử khác nhau. Riêng Đỗ Lệnh Thiện, ngay từ đầu đã lựa chọn con đường ẩn cư, trở thành một kẻ ẩn phu để giữ trọn khí tiết của mình. Đó là sự lựa chọn nhất quán của ông. Triều Lê được ông quan niệm là “quốc” sụp đổ, rồi cha mẹ, người vợ trẻ mà ông yêu thương nối nhau qua đời… Đỗ Lệnh Thiện rơi vào cảnh “quốc phá gia vong”, sống ẩn cư nơi đất khách. Các triều đại mới lần lượt thay thế nhau, thời thế đã đổi khác nhưng ông vẫn luôn quan niệm mình là kẻ bề tôi côi cút của triều Lê… Do đó, mặc dù sống trên đất nước mình, nhưng ở Đỗ Lệnh Thiện có tâm thái của một kẻ lưu lạc. Ông đem tất cả suy tư, tình cảm bi thiết của mình thể hiện qua thơ ca, tập hợp thành một tập thơ đầy cảm xúc, lấy tên là Kim Mã ẩn phu cảm tình lệ tập. Qua tập thơ, người đọc thấy được tâm sự cá nhân của Đỗ Lệnh Thiện, đồng thời hiểu hơn về tâm thái kẻ sĩ và lịch sử xã hội Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |
KINH THÀNH HUẾ TRONG THI HỌA - HOÀNG ĐẾ THIỆU TRỊ VÀ NGỰ ĐỀ ĐỒ HỘI THI TẬP Khảo cứu: Nguyễn Văn Phương Ngự đề đồ hội thi tập nằm trong hệ thống trước tác đồ sộ của Hoàng đế Thiệu Trị - vị vua thứ 3 của vương triều Nguyễn. Tập thơ chia làm 3 phần là Ngự đề Danh thắng đồ hội thi tập - gồm những bài thơ đề vịnh các cảnh đẹp trong cấm thành và danh lam thắng cảnh của kinh đô Huế; Ngự đề Cổ tích đồ hội thi tập - những bài thơ ... |