(BC) HOÀNG ĐẾ NỘI KINH - QUYỂN 6 (TỪ THIÊN 46 ĐẾN THIÊN 54)
Dịch và bình giải: Chơn Nguyên Thể loại: Y học - Sức khỏe ISBN: 5155552728607 Xuất bản: 7/2019 Trọng lượng: 800 gr NXB: Lao động Số trang: 172 trang - khổ: 29.7 x 21 cm Giá bìa: Giá bán: 202,500 đ |
|
Quyển 6 từ Thiên 46 là Bệnh Năng (hình tướng và diễn biến của các bệnh) => Thiên 47 là Kỳ Bệnh Luận (nói về các chứng bệnh lạ) => Thiên 48 là Đại Kỳ Luận (cũng nói về các bệnh lạ nhưng mở rộng ra đến những chứng bệnh hoàn toàn khác lạ) => Thiên 49 là Mạch Giải (nói về các bệnh xuất phát từ ngũ hành, lục khí, mùa màng thuận nghịch, âm dương tác động vào trong kinh mạch để hình thành và diễn tiến căn bệnh. Khi biết các điều kiện trên thì thầy thuốc có thể nhìn ngoài sẽ biết nơi trú ngụ của bệnh bên trong, cách diễn tiến các bước, để có thể dễ dàng cho việc chữa trị. Đó cũng là những mô hình, đầu mối khám phá, đặc điểm của nền y học xưa cổ, để đối phó và chữa trị bệnh cho nhân loại từ nhiều ngàn năm trước). Trong suốt bốn thiên đó mỗi thiên đều có nhiều phân đoạn nhỏ, trình bày rõ ràng các loại bệnh khởi phát như thế nào, xảy ra vào những tháng mùa nào, mạch chứng, y lý, từ kinh nào tác động vào kinh nào để xảy ra trầm trọng ra sao và phương pháp chữa trị thế nào, rõ ràng như chúng ta xòe một bàn tay nhìn rõ chỉ tay ra sao. Tuy không có máy móc thiết bị xét nghiệm, siêu âm, cắt lớp, mà cũng vẫn đầy đủ cho một vị Lương y thao tác mà không bị rối rắm, mù mờ. Và trường hợp nào không thể chữa được sẽ đưa đến thời gian chết cũng chính xác với lý do của nó. Còn một điều đáng lưu ý nữa là: Cổ nhân xem bệnh tật dù nặng đến đâu cũng chỉ là một sự mất quân bình trên cơ thể sống và chữa trị chẳng qua cũng chỉ là tìm cách đưa đến sự bình thường trở lại mà thôi, chứ không có quan điểm phải tiêu diệt, cắt bỏ hay sát phạt như quan điểm của người đời nay. Về Dược, những loại thuốc để chữa trị không cần phải bào chế quá quy mô để rồi phải tách bỏ bớt sự cân bằng của dược liệu. Cách sử dụng rất đơn sơ, chất lượng nguyên thủy theo tính chất sinh hoạt hằng ngày của nó mượn dẫn vào trong nơi có bệnh cho phù hợp là được, như thế mới không bị do vọng động để rồi phải lưu lại hậu quả “hết bệnh này, đổi lại phát sinh bệnh khác” như y học hiện nay.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |
(BC) HOÀNG ĐẾ NỘI KINH - QUYỂN 1 (TỪ THIÊN 1 ĐẾN THIÊN 9) Dịch và bình giải: Chơn Nguyên "Con người đối với thiên nhiên như cá trong nước, cuộc sống phải thuận theo biện chứng biến hóa của trật tự thiên nhiên. Nhưng khốn thay, về phần con người đã chẳng được mấy ai lưu tâm đến cái lẽ đồng nhất tương quan trật tự biến hóa lưu thông của cõi thiên nhiên. Thế nên cuộc sống của xã ... |
(BC) HOÀNG ĐẾ NỘI KINH - QUYỂN 4 (TỪ THIÊN 28 ĐẾN THIÊN 36) Dịch và bình giải: Chơn Nguyên "Sau thời gian làm việc miệt mài, gấp rút, chúng tôi cũng đã hoàn thành các công đoạn cuối cùng trước thềm năm mới, để phát hành HOÀNG ĐẾ NỘI KINH - QUYỂN 4. Trong không khí đầu xuân vui tươi, cả vũ trụ đang tấu lên khúc nhạc của sự sống tình yêu. ... |
(BC) HOÀNG ĐẾ NỘI KINH - QUYỂN 3 (TỪ THIÊN 19 ĐẾN THIÊN 27) Dịch và bình giải: Chơn Nguyên HOÀNG ĐẾ NỘI KINH là tác phẩm kinh điển của nền y học Đông phương và là quyển sách gối đầu giường của các bậc danh y từ cổ chí kim. Do đó, một công trình dịch thuật và bình giảng có quy mô luôn là niềm mong đợi của những nhà nghiên cứu y học Đông phương ... |
(BC) HOÀNG ĐẾ NỘI KINH - QUYỂN 5 (TỪ THIÊN 37 ĐẾN THIÊN 45) Dịch và bình giải: Chơn Nguyên Hơn 40 năm qua, tôi chỉ là một y sinh kế thừa mà số mệnh lại buộc tôi phải nắm giữ trong tay bản thảo một tác phẩm có giá trị đồ sộ, lộng lẫy, quý giá của tôn sư giao phó để truyền lại cho đời. Tôi cứ mãi loay hoay, lòng trăn trở không yên khi tuổi xuân hãy còn phơi phới. ... |
(BC) HOÀNG ĐẾ NỘI KINH - QUYỂN 2 (TỪ THIÊN 10 ĐẾN THIÊN 18) Dịch và bình giải: Chơn Nguyên Ai cũng biết HOÀNG ĐẾ NỘI KINH là tác phẩm kinh điển của nền y học Đông phương và là quyển sách gối đầu giường của các bậc danh y từ cổ chí kim. Thế nhưng, số người hiểu rõ và hiểu sâu những giá trị thâm thúy của tác phẩm này thì lại rất ít. Một công ... |
(BC) HOÀNG ĐẾ NỘI KINH - QUYỂN 7 (TỪ THIÊN 55 ĐẾN THIÊN 63) Dịch và bình giải: Chơn Nguyên QUYỂN 7 được coi là tầng thứ 7 trong tòa tháp 9 tầng mang tên HOÀNG ĐẾ NỘI KINH. Về điều này, soạn giả Chơn Nguyễn viết: “Tầng thứ 7 này cũng có 9 nẻo cửa vào, đặc điểm chuyên môn về đỉnh cao của ngành Châm học. Nó mở ra như một sa bàn của các Nhà Quân Sự, bao gồm tất cả ... |