Nguyễn Nhược Pháp Thơ
(Hết hàng)
NGUYỄN NHƯỢC PHÁP(Tác giả) Thể loại: Thơ - Bình thơ - Nghiên cứu - Tiểu luận - Phê bình văn học ISBN: 53917 Xuất bản: 10/2001 Trọng lượng: gr NXB: Kim Đồng Số trang: 40 Trang-Kích thước 18x20 Giá bán: 5,000 đ |
|
Nguyễn Nhược Pháp sinh ngày 12/12/1914 tại Hà Nội, học luật. Ông có thơ đăng báo từ năm 18 tuổi. Tập thơ đầu tay "Ngày xưa" xuất bản lúc tác giả 20 tuổi đã xếp Nguyễn Nhược Pháp vào hàng những nhà thơ nổi tiếng khi ấy. Rất tiếc, đời nhà thơ Nguyễn Nhược Pháp quá ngắn, ông mất vì bệnh lao ở Hà Nội ngày 19/12/1938, giữa tuổi đời 24, chưa vợ con. Tập thơ "ngày xưa" chỉ vỏn vẹn có 10 bài. Hoài Thanh trong Thi nhân Việt Nam phải kêu lên: thơ in ra rất ít mà được người ta mến nhiều, tưởng không ai bằng Nguyễn Nhược Pháp. Đúng như tên của tập: Ngày xưa , những bài thơ Nguyễn Nhược Pháp toàn nói chuyện ngày xưa. Xưa trong cổ tích (Sơn Tinh - Thủy Tinh), trong dã sử (Mỵ Châu - Trọng Thủy), trong lịch sử (Nguyễn Thị Kim...), trong đời sống (Chùa Hương, Đi cống...). Tác giả gợi lại nét đẹp xưa của cảnh và người. Hoài cổ nhưng không xa vắng, tưởng nhớ nhưng không buồn thương. Tác giả cho ta hưởng lại những ý vị của thời xưa trong cái nhìn yêu đời, trong sáng, đầy ngộ nghĩnh. |
Bàn Về Thơ - Đến Với Những Bài Thơ Hay VIỆT HÙNG(Tuyển chọn và giới thiệu),THẢO TRANG(Tuyển chọn và giới thiệu),NGUYÊN NGỌC(Tuyển chọn và giới thiệu) Thơ là một thể loại văn học truyền thống của dân tộc Việt Nam. Đây cũng là một thể loại có nhiều thành tựu và để lại nhiều tác phẩm hay trong quá trình hình thành và phát triển. Thơ rất gần với tuổi trẻ, tuổi hăng say hoạt động, mơ mộng và sáng tạo... Thơ cũng là chất men say thôi thúc tuổi thanh xuân.Có thể nói "Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người". Thơ thuộc về phương thức trữ ... |
Dấu Chân Kỷ Niệm (Thơ) NGUYỄN GIA LINH(Tác giả) "... Sau khi đã gởi đến quý vị và các bạn tập thơ Tiếng Lòng để nói lên tâm sự trước những biến chuyển của chính cuộc đời mình, với tập thơ kế tiếp Dấu Chân Kỷ Niệm, tôi muốn trình bày cùng quý vị và các bạn những tình cảm riêng tư tiếp nối của tôi, đồng thời những cảm nghĩ và những rung động của chính tôi đối với những hành động của những bậc tiền nhân. Âu chỉ là tình cảm cá nhân, thế nào ... |