Toàn Cầu Hóa Kinh Tế
(Hết hàng)
GS.TS. DƯƠNG PHÚ HIỆP(Tác giả),TS. VŨ VĂN HÀ(Đồng tác giả) Thể loại: Kinh tế học ISBN: 70225 Xuất bản: 8/2001 Trọng lượng: gr NXB: Khoa học - Xã hội Số trang: 178 Trang-Kích thước 15x21 Giá bán: 16,000 đ |
|
Toàn cầu hóa kinh tế là một xu thế khách quan. Trong hơn một thập kỷ lại đây xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới có sự gia tăng mạnh mẽ gắn liền với sự phát triển của khoa học - công nghệ; sự chấm dứt chiến tranh lạnh, thế giới chuyển sang thời kỳ mới - hòa bình, hợp tác và phát triển; sự gia tăng hàng loạt vấn đề toàn cầu như môi trường, dân số... Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hóa kinh tế đặt ra yêu cầu khách quan đòi hỏi các quốc gia phải có chiến lược hội nhập phù hợp vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Việt Nam đang trong quá trình đổi mới chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc đẩy mạnh tham gia hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực là một nội dung, một khía cạnh quan trọng của công cuộc đổi mới hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sâu về toàn cầu hóa là một vấn đề không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng. Để góp phần nhận diện vấn đề quan trọng có ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia, đồng thời cũng còn là vấn đề đang gây nhiều tranh luận nhất hiện nay, công trình nghiên cứu này tập trung vào phân tích quan niệm, cơ sở và các đặc trưng chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế, từ đó nêu lên những quan điểm về việc tham gia của Việt Nam vào quá trình này. Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc. |
Tính Hai Mặt Của Toàn Cầu Hóa TRẦN VĂN TÙNG(Tác giả) Trích trong "Lời nói đầu": Trong hai thập kỷ gần đây, quá trình toàn cầu hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này được xuất bản. Tuy nhiên, điều khác nhau căn bản là trước đây người ta nhấn mạnh tới yếu tố tích cực của toàn cầu hóa thì gần đây, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ châu Á năm 1997, nhiều người lại nặng lời chỉ trích các khía cạnh ... |