Cuốn sách Lý Thuyết Về Lợi Thế So Sánh: Sự Vận Dụng Trong Chính Sách Công Nghiệp Và Thương Mại Của Nhật Bản, 1955 - 1990 này trình bày những nội dung cơ bản sau:
Hệ thống hóa về mặt lý luận những nội dung cơ bản của Lý thuyết về lợi thế so sánh và tác động của một số biện pháp chính sách như thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu tự nguyện (VER), và tỉ giá hối đoái đến sự thay đổi của các yếu tố trong mô hình lý thuyết về lợi thế so sánh nhằm làm rõ cơ sở lý luận của các chính sách can thiệp vào quá trình sản xuất và trao đổi sản phẩm.
Phân tích các chính sách và thương mại tiêu biểu của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai trên cơ sở lý luận về lợi thế so sánh và thực tiễn phát triển công nghiệp và thương mại của Nhật Bản thời kỳ 1955 - 1990, thời kỳ "hoàng kim" trong sự phát triển kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhằm làm rõ những thành công của chính phủ Nhật Bản trong việc tận dụng, thúc đẩy và phát huy các lợi thế so sánh của nước Nhật.
Đưa ra những nhận định và đánh giá về sự phù hợp của thực tiễn phát triển của Nhật Bản với lý thuyết về lợi thế so sánh, đồng thời đúc kết những kinh nghiệm thành công của Nhật Bản trong việc vận dụng lợi thế so sánh mà các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng có thể tham khảo. Hy vọng với những nội dung nêu trên, cuốn sách sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho các nhà quản lý kinh tế trong việc nghiên cứu, học tập và vận dụng Lý thuyết về lợi thế so sánh vào công cuộc phát triển đất nước ta hiện nay.
|