Lịch Âm Dương Việt Nam 1900 - 2010
(Hết hàng)
NGUYỄN VĂN CHUNG(Tác giả) Thể loại: Phong thủy - Kinh dịch - Nhân tướng học ISBN: 83082 Xuất bản: 2/2002 Trọng lượng: 1800 gr NXB: Văn hóa - Dân tộc Số trang: 837 Trang-Kích thước 21x30 Giá bán: 135,000 đ |
|
Mấy năm gần đây, một số sách Lịch Âm Dương được dịch từ Lịch Trung Quốc đã xuất bản và tái bản nhiều lần ở nước ta. Các loại lịch đó viết theo đặc điểm ngày giờ của đất nước Trung Hoa, không hoàn toàn phù hợp với đặc điểm ngày giờ của đất nước Việt Nam. Trong lịch sử lịch hàng nghìn năm ở nước ta, đã có nhiều thời kỳ Lịch Việt Nam và Lịch Trung Quốc khác nhau. Điểm khác nhau cơ bản giữa Lịch Việt Nam và Lịch Trung Quốc là hai nước ở trong hai múi giờ khác nhau. Năm 1884, Hội nghị Đo lường quốc tế đã chia toàn trái đất thành 24 múi giờ, và theo đó, Việt Nam nằm ở múi giờ thứ VII còn Trung Quốc nằm ở múi giờ thứ VIII. Điểm khác nhau cơ bản đó đã làm cho Lịch Việt Nam và Lịch Trung Quốc từ năm 1968 (sau khi Hội Đồng Chính Phủ ban hành Quyết định số 121/CP) có một số tháng thiếu, tháng đủ, tháng nhuận, ngày giờ chuyển tiết khí không giống nhau mà trong Lịch thế kỷ XX và Lịch Việt Nam (1901 - 2010) đã ghi rõ. Ngoài sự khác trên, một yếu tố quan trọng trong nghiên cứu Cổ học Phương Đông là trục thời gian mà lâu nay chưa được xác định đúng. Trong các sách thường quy đổi: Giờ Tý = 23 giờ đến 01 giờ, giờ Sửu từ 01 giờ đến 03 giờ v.v... Cách quy đổi này không đúng với bản chất của giờ cổ truyền Tý, Sửu,... Hợi (Trong Thiên văn học gọi là giờ mặt trời thực địa phương) và giờ đồng hồ ta dùng hàng ngày (Thiên văn học gọi đó là giờ mặt trời trung bình. Lịch Âm Dương Việt Nam 1900 - 2010 của tác giả Nguyễn Văn Chung dựa trên số liệu của Lịch Việt Nam (1901 - 2010) của Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, ngoài việc phục vụ cho đông đảo nhân dân tra cứu những công việc có liên quan đến ngày tháng, còn nhằm mục đích khắc phục thiếu sót trên trong việc nghiên cứu và ứng dụng Cổ học Phương Đông. Lịch đã giới thiệu ngày âm, ngày dương, ngày can chi, thứ của tuần lễ, kỳ môn tiết nguyên và cửu tinh, nhị thập bát tú (28 sao), 12 trực được dùng để gọi tên các thời gian trong lịch. Tác giả đã tìm tòi, phát hiện được một số quy luật trong Cổ học Phương Đông gắn liền với các yếu tố thời gian: năm, tháng, ngày, giờ. Xin giới thiệu cuốn sách Lịch Âm Dương Việt Nam 1900 - 2010 cùng bạn. |
Lịch Vạn Niên Dịch Học Phổ Thông HỒ THỊ LAN(Biên dịch) Đây là quyển sách lịch vạn niên phổ thông dễ hiểu, được in bìa cứng, dịch từ nguyên bản tiếng Hoa do Nhà xuất bản Thẩm Dương in năm 1995.Quyển lịch pháp này biên soạn trên cơ sở phối hợp âm lịch và dương lịch, tăng thêm 28 tinh tú, nạp âm ngũ hành, kỳ môn, tiết khí và 12 thời. Tức là bảo tồn được những ưu điểm của âm dương lịch, đồng thời phát huy được ưu thế của phương vị thiên văn, tăng thêm ... |
Âm - Dương Đối Lịch 2000 - 2005 ( Tái Bản Có Bổ Sung ) NGHIÊM MINH QUÁCH(Tác giả) Trong các văn bản nhà nước hiện nay không ai lại đi ghi ngày tháng Âm lịch hay hệ đếm Can, Chi với những tiết Mạnh, Trọng, Quí nhưng chắc chắn cũng không ai đi tính ngày lễ tết, hội hè của dân tộc, ngày giỗ tổ tiên bằng ngày Dương lịch. Vì thề sự tồn tại của cuốn Âm - Dương Đối Lịch 2000 - 2005 (Tái Bản Có Bổ Sung) là không thể thiếu đối với mỗi người, mỗi nhà.Sách có nội dung cụ thể như sau:Lịch ... |