Toàn Cầu Hóa Kinh Tế: Lối Thoát Của Trung Quốc Là Ở Đâu?
(Hết hàng)
LƯU LỰC(Tác giả),Viện Nghiên Cứu Trung Quốc(Biên dịch) Thể loại: Kinh tế học ISBN: 83958 Xuất bản: 2/2002 Trọng lượng: 500 gr NXB: Khoa học - Xã hội Số trang: 514 Trang-Kích thước 15x21 Giá bán: 50,000 đ |
|
Bộ sách về toàn cầu hóa kinh tế do NXB Xã hội Trung Quốc ấn hành năm 1999 được nhiều nhà khoa học Trung Quốc đánh giá là có ý nghĩa tích cực, có giá trị tham khảo tốt do tính khách quan và khoa học của công trình. Bộ sách gồm 5 cuốn: 1. Toàn cầu hóa kinh tế: Phúc hay họa 2. Toàn cầu hóa kinh tế: Rủi ro và hướng khắc phục 3. Toàn cầu hóa kinh tế: Lối thoát của Trung Quốc là ở đâu? 4. Toàn cầu hóa kinh tế: Doanh nghiệp đối phó thế nào? 5. Toàn cầu hóa kinh tế: Nhà nước phải làm gì? Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc thuộc Trung tâm KHXH và Nhân văn quốc gia chọn dịch và giới thiệu với bạn đọc một trong 5 cuốn sách nói trên, cuốn: Toàn Cầu Hóa Kinh Tế: Lối Thoát Của Trung Quốc Là Ở Đâu? Xuất phát từ thực tế tình hình kinh tế xã hội Trung Quốc, cuốn sách tập trung nghiên cứu thảo luận các vấn đề của bản thân Trung Quốc trước xu hướng toàn cầu hóa kinh tế. Cuốn sách đã đưa ra nhiều ý kiến tranh luận ở Trung Quốc, để rồi đi tới nhận thức chung cho rằng: Tích cực tham gia vào toàn cầu hóa kinh tế là sự lựa chọn khó khăn, song cũng là lối thoát duy nhất để Trung Quốc bổ sung sự thiếu hụt về vốn, kỹ thuật và các yếu tố sản xuất, là thời cơ về chuyển dịch các nguồn lực trên phạm vi toàn cầu thông qua các con đường phát triển mậu dịch, thu hút vốn nước ngoài... Nói về Trung Quốc, song cuốn sách này là tài liệu tham khảo thiết thực cho các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam chúng ta. |
Toàn Cầu Hóa Hôm Nay Và Thế Giới Thứ Ba TRẦN NHU(Chủ biên) Điều cần khẳng định là các nước nghèo - con số là hơn 100 nước - nếu không muốn bị "loại khỏi cuộc chơi" hoặc tự cô lập khỏi sinh hoạt quốc tế và mãi mãi sống trong nghèo nàn, lạc hậu, thì không thể đứng ngoài quá trình phát triển khách quan này của lịch sử - tức là TOÀN CẦU HÓA. Nhưng sự tham gia như thế nào, bằng những bước đi và chính sách cụ thể gì để vừa bảo đảm phát triển kinh tế đất ... |
Tính Hai Mặt Của Toàn Cầu Hóa TRẦN VĂN TÙNG(Tác giả) Trích trong "Lời nói đầu": Trong hai thập kỷ gần đây, quá trình toàn cầu hóa diễn ra với tốc độ nhanh chóng. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này được xuất bản. Tuy nhiên, điều khác nhau căn bản là trước đây người ta nhấn mạnh tới yếu tố tích cực của toàn cầu hóa thì gần đây, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính và tiền tệ châu Á năm 1997, nhiều người lại nặng lời chỉ trích các khía cạnh ... |
Những Vấn Đề Của Toàn Cầu Hóa Kinh Tế TS. NGUYỄN VĂN DÂN(Chủ biên) Công trình sưu tập chuyên đề này giới thiệu một lĩnh vực đang được thảo luận sôi nổi nhất ở giai đoạn cuối thiên niên kỷ thứ II, và cũng là một lĩnh vực vẫn đang còn có rất nhiều ý kiến khác nhau: toàn cầu hóa, và trước hết là toàn cầu hóa kinh tế.Cuốn sách này đã đề cập được đến các khía cạnh của đề tài, từ những vấn đề chung đến những vấn đề cụ thể. Mở đầu công trình là bài phân tích tổng quan ... |
Toàn Cầu Hóa Và Hội Nhập Kinh Tế Của Việt Nam NHIỀU TÁC GIẢ(Tác giả) Cuốn Toàn Cầu Hóa Và Hội Nhập Kinh Tế Của Việt Nam là một cuốn sách do Vụ Tổng Hợp Kinh Tế - Bộ Ngoại Giao biên soạn. Sách sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin về xu thế, thời cơ, thách thức của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế; những kinh nghiệm của các nước đang phát triểtrong quá trình hội nhập; những giải pháp cho tiến trình hội nhập kinh tế của Việt Nam trong khu vực và trên thế giới; ... |