THIỀN TRONG NGHỆ THUẬT BẮN CUNG
(Hết hàng)
Tác giả: Eugen Herrigel. Dịch: Nguyễn Tường Bách Thể loại: Nghệ thuật sống - Truyền cảm hứng ISBN: 8932000118152 Xuất bản: 8/2013 Trọng lượng: 120 gr NXB: Thời đại Số trang: 96 trang - khổ: 13x20.5cm Giá bìa: Giá bán: 25,600 đ |
|
Phần lớn chúng ta đều chưa hiểu Thiền và cũng chẳng biết về nghệ thuật bắn cung, nhưng tại sao tác phẩm Thiền Trong Nghệ Thuật Bắn Cung này lại có thể hấp dẫn? Có lẽ những ai đã đến với Thiền cũng đều công nhận như Herrigel, tác giả cuốn sách này, là một lúc nào đó ta sẽ gặp một bức tường không thể nhảy qua. Đó là bức tường ngăn chặn mọi suy tư lý luận, mà chỉ có sự chứng thực của bản thân mới hy vọng mở được cánh cửa. Người đọc tác phẩm này sẽ cảm nhận Herrigel đã mở được cánh cửa đó bằng một con đường có ít người đi, con đường cúa nghệ thuật bắn cung. Điều hấp dẫn là Herrigel cũng như mọi đại sư của các ngành nghệ thuật khác gần gũi với Thiền như kiếm đạo, hoa đạo, trà đạo, hội họa., đều thừa nhận là, các nghệ thuật đó chỉ là phương tiện để dẫn tới một chân trời, nơi đó “Thiền bắt đầu hít thở”. Tới mức thành tựu đó rồi thì người xạ thủ hay kiếm sĩ đã quên bản thân mình, thì cái hồn nhiên trong mỗi người chúng ta mà Suzuki gọi là “trực giác bát-nhã” sẽ thông qua kỹ năng thuần thục mà hành giả cung đạo hay kiếm đạo đã khổ công luyện tập mà tự vận hành. Tại chốn đó, nơi mà Suzuki gọi là satori thì đã vắng bóng tự ngã và lòng mong ước sở cầu, chỉ còn “nó” và cái dụng của “nó”, chúng xuất hiện trực tiếp và liên tục với nhau, giữa chúng không có một khoảng cách nào, dù nhỏ như “đường tơ kẽ tóc”. Herrigel là một giáo sư triết học người Đức, ông thành tựu được nghệ thuật bắn cung Nhật Bản sau sáu năm khổ luyện. Là một người phương Tây vốn quen phân tích lý luận, với tính cách của một người đã thành tựu một nghệ thuật của Thiền, Herrigel thuật lại cho ta một cách chân thành bước đường học tập đầy gai góc của mình. Người đọc tới đây đã đoán đúng, bắn cung là một hoạt động của tâm thức. Đúng thế, Herrigel cần cả một năm chỉ để biết kéo cung “một cách tâm linh”, năm năm để biết quên đích bắn nằm ở đâu. Cuối cùng nhà triết học đó đã thành tựu và vì vậy tác phẩm của ông rất thú vị cho những người cũng quen lý luận Nó mô tả lại những gì chờ đợi ta trên bước đường luyện tập tâm linh, đi từ một suy nghĩ thường tình đến một trạng thái mà Herrigel gọi là không biết “mình bắn đích hay đích bắn mình”. Tuy nó sẽ không mở giúp cánh cửa của bức tường nọ nhưng có lẽ nó sẽ đưa ta tới cửa. Vì lẽ đó mà cuốn sách nhỏ này được nhiều người quí trọng. Nó đã được dịch ra 13 thứ tiếng, bản dịch Việt ngữ này dựa trên bản in lần thứ 38 của nguyên bản tiếng Đức. |