Những Con Đường Của Ánh Sáng: Vật Lý Và Siêu Hình Học Của Ánh Sáng Và Bóng Tối - Tập 2 (Sách Đoạt Giải Thưởng Moron 2007)
(Hết hàng)
Tác già: Trịnh Xuân Thuận. Dịch: Phạm Văn Thiều - Ngô Vũ Thể loại: Khoa học kỹ thuật - Công nghệ ISBN: 8934974082682 Xuất bản: 2/2009 Trọng lượng: 440 gr NXB: Trẻ Số trang: 304 trang, khổ: 16 x 24 cm Giá bìa: Giá bán: 72,000 đ |
|
Viện Hàn lâm Pháp đã quyết định trao Giải thưởng lớn Moron của năm 2007 cho nhà vật lý thiên văn người Mỹ gốc Việt Trịnh Xuân Thuận vì cuốn sách phổ biến khoa học mới nhất của ông: Những Con Đường Của Ánh Sáng: Vật Lý Và Siêu Hình Học Của Ánh Sáng Và Bóng Tối được NXB Fayard (Pháp) cho ra mắt vào tháng 3 năm 2007. Giải thưởng lớn Moron chuyên công nhận các công trình triết học của các tác giả liên quan tới các vấn đề đạo đức và mỹ học, tương đương với giải thưởng Pulitzer của Mỹ hay giải thưởng sách quốc gia. Nhiều năm qua, giải thưởng này được trao cho các công trình xuất sắc bằng tiếng Pháp, trong đó có cả những phát biểu của các học giả. Theo bình luận của UVa Today, trong quyển sách 750 trang này (ở Việt Nam sách được xuất bản thành 2 tập), tác giả Trịnh Xuân Thuận đã hồi tưởng lịch sử thế giới - từ Hi Lạp cổ đại tới thời hiện tại - về việc con người đã bước vào vương quốc của ánh sáng bằng cách nào để giải mã bí mật của nó. Ông tranh luận về ánh sáng, và liên quan tới nó là bóng tối, từ nhiều khía cạnh, kể cả tầm quan trọng trong việc nuôi dưỡng cuộc sống, tầm quan trọng của nó với khoa học, nghệ thuật và các khía cạnh tinh thần của ánh sáng. Giảng dạy môn vật lý thiên văn tại đại học Virginia, và đi đi lại lại giữa Hoa Kỳ và Pháp, TS Trịnh Xuân Thuận thường được mời giảng dạy, nói chuyện tại Trường đại học Paris 7, đài quan sát thiên văn Meudon, Viện Vật lý thiên văn Paris, và cộng tác thường xuyên với các nhà khoa học Pháp. Để nghiên cứu, ông thường sử dụng những kính viễn vọng lớn nhất trên mặt đất như Kitt Peak, Hawaii, Chile... và trong không gian như Hubble, Spitzer...Cuối năm 2004, nhờ kính viễn vọng Hubble mà ông đã phát hiện được thiên hà trẻ nhất trong vũ trụ (I Zwicky 18) - một phát hiện được tranh cãi sôi nổi trên báo chí thế giới. Cần nói thêm là tại Trường đại học Virginia, ông còn dạy một môn được đặt tên là "Thiên văn học dành cho các nhà thơ”, đem lại nhiều điều thú vị cho các sinh viên không thuộc các ngành khoa học, về những điều kỳ diệu của các thiên hà. Không chỉ là nhà thiên văn học chuyên nghiên cứu về vũ trụ ngoài dải Ngân hà, Trịnh Xuân Thuận còn là nhà văn được nhiều người biết đến. Những tác phẩm của ông cho thấy cái nhìn tinh tế của một nhà khoa học về thế giới, về vị trí của con người trong vũ trụ. Từ năm 1988 đến nay ông đã cho xuất bản tám tác phẩm tại Pháp, được dịch lại tại nhiều nước, trong đó tác phẩm gần đây nhất là cuốn sách Những con đường ánh sáng - Vật lý học và siêu hình học của ánh sáng và bóng tối vừa đoạt giải này. Trong lời bạt cho tác phẩm, Trịnh Xuân Thuận viết: Tôi ước ao được thám hiểm không chỉ tầm vóc khoa học kỹ thuật của ánh sáng mà còn về mặt thẩm mỹ, nghệ thuật và tinh thần. Tôi ước mong nghiên cứu không chỉ về vật lý ánh sáng, mà còn về khía cạnh siêu hình của nó. Ý định của tôi là biết được làm thế nào ánh sáng đã cho phép chúng ta trở thành những con người. (Theo_VnMedia) |