Như Cây Phong Ba Trên Đảo Hoàng Sa
(Hết hàng)
Tác giả: Lê Văn Chương Thể loại: Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện ISBN: 8934974118046 Xuất bản: 3/2013 Trọng lượng: 400 gr NXB: Trẻ Số trang: 294 trang - khổ: 15.5x23 cm Giá bìa: Giá bán: 96,000 đ |
|
Suốt 15 năm làm công tác trinh sát biên phòng, tôi thường xuyên tiếp xúc và làm việc với nhiều ngư dân tỉnh Quảng Ngãi đi hành nghề ở quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc bắt giữ, phạt tiền. Tất cả các vụ việc này đều được lưu vào hồ sơ nghiệp vụ. Và cứ mỗi ngày trôi qua, hồ sơ về các ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ lại dày thêm. Khi làm việc, nhiều ngư dân trình bày một cách vô tư: “Hoàng Sa là của Việt Nam mình. Chúng tôi ra đó để cùng nhau giữ biển đảo. Chúng tôi mong được sự hỗ trợ và ủng hộ của báo chí và mọi người để ngư dân chúng tôi không đơn lẻ ở Hoàng Sa”. Tôi xúc động khi nghe điều này. Tội nghiệp cho ngư dân Quảng Ngãi, suốt nhiều năm, họ đã âm thầm gánh chịu những mất mát. Và giờ đây, những câu chuyện đó đã bắt đầu đến với bạn đọc. Đối với tôi, đó là niềm vui lớn. Chính vì vậy, tôi đã cố gắng chuyển tải tiếng nói của những ngư dân đi Hoàng Sa lên mặt báo. Đó vừa là trách nhiệm của một người làm báo, vừa là mệnh lệnh trong trái tim của người lính biên phòng. Qua tập phóng sự Như Cây Phong Ba Trên Đảo Hoàng Sa, tôi tập hợp nhiều câu chuyện để bạn đọc gần xa cảm thông và chia sẻ với những ngư dân đã bám biển Hoàng Sa suốt 60 năm qua. Bạn sẽ tri ân những hùng binh Hoàng Sa hàng trăm năm về trước. Ra Hoàng Sa, dù bị thiệt thòi, mất mát, nhưng các ngư dân vẫn kiên trì bám biển, vẫn một lòng hướng về mảnh đất mà các bậc tiền nhân một thời đã đổ bao xương máu để giữ gìn. Trong tập sách này, nếu đọc phóng sự “Nhớ lần cứu ngư dân Trung Quốc gặp nạn”, mọi người sẽ hiểu hơn tấm lòng hào hiệp, yêu chuộng hòa bình của người dân Việt Nam. Họ bất chấp hiểm nguy để cứu người bị nạn, bất kể đó là người Việt Nam hay người Trung Quốc. Hành động của ngư dân đã trở thành thông điệp: “Người Việt Nam mong muốn có một cuộc sống yên bình, muốn xây dựng tình hữu nghị anh em với các nước”. Đọc phóng sự về những ngư dân bám biển, họ hiện lên như cây phong ba trên đảo Hoàng Sa để góp phần khẳng định chủ quyền, bất chấp bão tố. Với phóng sự “Con tàu chở triệu tấm lòng” bạn sẽ nhận thấy tinh thần của những người con đất Việt hướng ra chủ quyền của Tổ quốc trên những con tàu. Bên cạnh đó còn có những càu chuyện mang tính nhân văn sâu sắc kể về những ngư dân giúp đỡ nhau khi ra Hoàng Sa mưu sinh... |