MỘT MÌNH TRÊN ĐƯỜNG
(Hết hàng)
Tác giả: Lệ Tân Sitek Thể loại: Truyện dài - Tiểu thuyết ISBN: 8934974118282 Xuất bản: 4/2013 Trọng lượng: 400 gr NXB: Trẻ Số trang: 382 trang - khổ: 13x20 cm Giá bìa: Giá bán: 88,000 đ |
|
Lấy bối cảnh là những năm kháng chiến chống Pháp đầy biến động, nhưng cuốn sách lại không viết nhiều về chiến tranh mà chỉ viết về những suy nghĩ, tâm tư, cảm xúc chân thật của An với bà nội, với những người dân xứ Nghệ nồng ấm tình người. Càng quý giá hơn khi những tình cảm ấy được viết ra khi An của ngày xưa đã ngoài 60 tuổi nhưng ký ức về một thời ấu thơ - một quãng đời sâu sắc nhất của tác giả chưa bao giờ bị quên lãng bởi thời gian. Cảm động hơn khi “Một mình trên đường” được viết ra bởi một người mà suốt mấy chục năm không sử dụng tiếng mẹ đẻ. Điều đó càng chứng minhrằng, một tâm hồn Việt, một tình yêu nặng lòng với quê hương Việt Nam luôn đầy ắp trong con người Lệ Tân. “Một mình trên đường” là lời tự sự của cô bé An sinh ở Hồ Nam, ***. Ba của An khi đó là học sinh trường Hoàng Phố - một trường học cách mạng của nhiều thanh niên Việt Nam ở ***. Còn mẹ của An cũng là một trong số những thiếu niên từ trong nước được BácHồ - khi đó có tên là Lý Thụy gửi ra nước ngoài đào tạo. Nhưng vì hoàn cảnh đất nước thời kỳđó mà tuổi thiếu thời của An đã phải trải qua nhiều sóng gió. Sau cái chết của ba, chị em An đã cùng mẹ trở về Việt Nam khi An - người chị cả mới chưa đầy 6 tuổi. Mẹ An là một phụ nữ lịch sự và quyến rũ nói được 4 thứ tiếng Hoa, Anh, Nhật và Thái Lan. Về nước bà làm việc trong một khách sạn gần ga Hàng Cỏ - nơi có nhiều sĩ quan Tàu Tưởng qua lại với nhiệm vụ tìm hiểu tin tức từ các sỹ quan Tưởng Giới Thạch đang ồ ạt sang Việt Nam với ý đồ lật đổ nền cộng hòa non trẻ. “Một mình trên đường” mang lại cho người đọc nhiều cảm xúc về từng số phận ấn chứa trong đó những bí mật về cả một dân tộc như nhận định của nhà văn Đỗ Chu - người đầu tiên tiếp xúc với bản thảo của cuốn sách này. Câu chuyện kể về quãng đời ấu thơ (từ 4 tuổi đến 15 tuổi) của An trong giai đoạn từ 1944 đến 1955. An là cô bé sinh ra trong gia đình có truyền thống cách mạng (cả bố và mẹ là thành viên Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội hoạt động ở nước ngoài). Sau Cách mạng tháng Tám 1945, An theo mẹ về Hà Nội, lúc vừa tròn 6 tuổi. Kháng chiến toàn quốc nổ ra, An được đưa về quê Nghệ An sống với bà nội. Cuộc sống của cô bé phải sống xa mẹ, xa em, suốt gần 9 năm sống với bà nội trong vùng tự do Nghệ An đã để lại trong An nhiều kỷ niệm khó quên. Bằng nghị lực của một cô bé mồ côi cha, sống xa mẹ, An đã từng bước học tập và trưởng thành trong vòng tay của bà nội và bà con nội ngoại gần xa ở quê. Hòa bình lập lại (1954), cô vừa học xong năm đầu cấp ba trong vùng kháng chiến thì được ra Hà Nội đoàn tụ cùng gia đình, cùng với người bố dượng là bạn chiến đấu của ba An. Cuộc sống ở vùng tự do trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp được An kể lại khá sinh động và cũng đầy đau thương. Những khó khăn, những mất mát và cả những đau thương, oan trái trong Cải cách ruộng đất, niềm vui của ngày đoàn tụ với mẹ và các chú từ miền Nam tập kết ra làm cho An thấy mình lớn lên, trưởng thành hơn. Dù một mình trên đường nhưng An không cô đơn bởi quanh mình vẫn còn những người thân khác thương yêu cô |