NHÀ VĂN THÌ PHẢI BIẾT ĐÙA
(Hết hàng)
Tác giả: Trung Trung Đỉnh Thể loại: Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện ISBN: 8934974157601 Xuất bản: 9/2018 Trọng lượng: 340 gr NXB: Trẻ Số trang: 398 trang - khổ: 13 x 20 cm Giá bìa: Giá bán: 93,750 đ |
|
Một cuốn chân dung “bạn văn, bạn đời, bạn giang hồ” kể về cái sự các nhà văn đã làm việc, đã sống với nhau thế nào, đặc biệt là trong thời đoạn hậu chiến, đất nước chuyển mình Đổi Mới với vô vàn khó khăn trắc trở cả về vật chất lẫn tinh thần. Các nhà văn, hay nói rộng ra là những người làm nghệ thuật bỗng lúng túng giữa trăm mối, trăm bề… Trong tập này, Trung Trung Đỉnh thẳng thắn thừa nhận: Có một thời người ta đã “đổ” cho nhà văn là “thư ký của thời đại” với những chức năng thực không liên quan trực tiếp tới văn học nghệ thuật. Nhưng ngay ở hoàn cảnh này, các nhà văn ta đã rất “dễ thương”, đã một lòng theo cái chức năng phục vụ nhân dân, phục vụ lợi ích cộng đồng ấy. Trung Trung Đỉnh nhấn mạnh: “Nhà văn là gì thì cũng trước hết phải là một con người”. Nhưng không chỉ dừng lại ở mức hồi tưởng, ghi chép về một con người cụ thể, những chân dung của Trung Trung Đỉnh luôn được đính kèm một xác tín về nhân cách. Trong các bài viết, tác giả dẫn không ít các tác phẩm của những đối tượng mà mình quan sát: nhà văn, nhà nghiên cứu, dịch giả, nhạc sĩ,… chứng tỏ một sự đọc sâu sát, luôn trân trọng dõi theo thành quả lao động của những người bạn (đồng niên hoặc vong niên). Chưa hết, bức chân dung ấy còn là kết quả của việc “đọc” trực tiếp vào đời sống - những giao thiệp thường ngày hay cả những thói quen sinh hoạt, nhiều khi lại dự phần không nhỏ vào viêc hình thành cá tính của một con người. Nhưng, điều quan hệ, có tính “thời sự”, theo Trung Trung Đỉnh lại là ở chỗ: “Nhà văn thì phải biết đùa”. Đó là cái đùa ở những nhân cách ý thức sâu sắc được sự nghiêm túc trong lao động chữ nghĩa, trong hành xử nhân sinh - một nhị nguyên xem ra lại rất nhất quán được Trung Trung Đỉnh phát hiện và thể hiện trong tập sách này. Anh dẫn ra những bậc tiền bối: Nam Cao, Vũ Trọng Phụng,… với lối viết (và cả lối sống) cực kỳ nghiêm chỉnh nhưng vẫn vẫn ẩn chưa đầy tính hài hước, trào lộng, được thể hiện trong cái dân dã của những nhân vật văn chương kinh điển: Xuân tóc đỏ, Bà Phó Đoan, Chí Phèo, Thị Nở... Rồi đến một loạt những gương mặt văn chương đương thời với những góc nhìn cũng rất “biết đùa”: Ù ờ như gã Bảo Ninh, Thầy thợ thợ thầy Phạm Ngọc Tiến, Phức tạp như Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Xuân Nguyên - chém gió mà chém ngược chiều, Bùi Ngọc Tấn U(pper)80…
Minh Khai trân trọng giới thiệu |
NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐỜI NGƯỜI Tác giả: Trung Trung Đỉnh NHỮNG KHOẢNH KHẮC ĐỜI NGƯỜI là tập bút ký và tản văn đi sâu vào miền kí ức thiêng liêng để ghi lại những khoảnh khắc của cuộc đời: từ những năm tháng tuổi thơ, đi lính ở Tây Nguyên, đến khi hòa bình, trở lại Hà Nội. "Năm 1966, mới 17 tuổi, chàng trai làng Sưa (Vĩnh Bảo, ngoại ... |
LÍNH TRẬN Tác giả: Trung Trung Đỉnh Pleime - Ia Đ’răng 1965. Bầu trời chợt căng phồng lên rồi lại xẹp xuống giữa sự xáo trộn đến khủng khiếp của các loại tiếng nổ. Bom bi rải thảm. Bom phản lực. Bom B52, B57. Tất cả, hầu như mọi phương tiện chiến tranh của quân đội viễn chinh Mỹ đều được tập trung về đây quyết chiến. "Lính trận" lấy bối cảnh Tây Nguyên, đặc biệt là ... |
LỜI CHÀO QUÁ KHỨ Tác giả: Trung Trung Đỉnh LỜI CHÀO QUÁ KHỨ là tuyển tập những truyện ngắn tiêu biểu của nhà văn Trung Trung Đỉnh. Minh Khai trân trọng giới ... |
LẠC RỪNG Tác giả: Trung Trung Đỉnh Bình, anh bộ đội mới mười tám tuổi, từ Bắc vào chiến đấu ở Tây Nguyên. Chưa kịp tham gia trận đánh nào xứng đáng gọi là trận đánh, Bình bị lạc đơn vị, lạc trong rừng và lạc vào một cộng đồng những người kì lạ. Khi nhìn những người đó xúm quanh đống lửa nướng những con chuột, những ... |
TIỄN BIỆT NHỮNG NGÀY BUỒN Tác giả: Trung Trung Đỉnh TIỄN BIỆT NHỮNG NGÀY BUỒN là câu chuyện thường ngày của những người lính vừa khoác ba lô từ các mặt trận trở về thủ đô để tiếp tục với một cuộc sống vô cùng phức tạp mà họ không thể nào hình dung hết diện mạo của nó. Minh Khai trân trọng giới ... |