(BỘ 8 CUỐN) LỊCH SỬ VIỆT NAM BẰNG TRANH (PHIÊN BẢN MÀU)
(Hết hàng)
Chủ biên: Trần Bạch Đằng Thể loại: Lịch sử - Địa lý ISBN: 8934974172901 Xuất bản: 4/2021 Trọng lượng: 4500 gr NXB: Trẻ Số trang: 608 trang - khổ: 24 x 19 cm Giá bìa: Giá bán: 900,000 đ |
|
1. LịCH SỬ VIỆT NAM BẰNG TRANH - HAI BÀ TRƯNG Một ngày mùa xuân năm Canh Tý (tức năm 40 sau Công nguyên), trên cửa sông Hát, nghĩa quân bạt ngàn đứng kín cả các cánh bãi bồi, dưới sông neo dài những đoàn chiến thuyền với những chiến binh tay rìu tay giáo đang đứng tề chỉnh, mắt hướng về đàn tế dựng giữa trung quân. Trong tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng ngựa hí, voi rống vang động, Hai Bà Trưng làm lễ tế cáo trời đất, ra quân giết giặc cứu nước. Trước đó, có người khuyên Trưng Trắc mặc tang phục để làm lễ xuất quân, nhưng Trưng Trắc đã khảng khái trả lời: “Mặc áo tang sẽ làm mất nhuệ khí binh sĩ”. Trong bộ giáp binh sáng lấp lánh, Trưng Trắc long trọng thề: “Một xin rửa sạch nước nhà, Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng. Ba kẻo oan ức lòng chồng, Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”. 2. LịCH SỬ VIỆT NAM BẰNG TRANH - THĂNG LONG BUỔI ĐẦU Đầu thế kỷ 11, Lý Công Uẩn lập nên nhà Lý. Nhà Lý kéo dài hơn 200 năm, là một trong ba vương triều ổn định nhất trong lịch sử nước nhà. Một trong những đóng góp to lớn của triều Lý với dân tộc ta chính là việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. “Theo truyền thuyết, lúc ấy ở làng Cổ Pháp có một cây gạo bỗng dưng bị sét đánh, vỏ cây bị tước ra làm lộ mấy câu sấm với ý nghĩa như sau: Vua thì non yếu Tôi thì cường thịnh Họ Lê mất Họ Lý lên Hướng đông mặt trời mọc Hướng tây sao lặn đi Trong khoảng sáu bảy năm Thiên hạ sẽ thái bình”. 3. LịCH SỬ VIỆT NAM BẰNG TRANH - NGÔ QUYỀN ĐẠI PHÁ QUÂN NAM HÁN Chờ đến khi nước triều xuống, trận địa cọc nhô lên, Ngô Quyền ra lệnh tổng phản công. Ngô Quyền dẫn đạo quân chủ lực phục sẵn, ào ra, bất ngờ đánh xuống chặn đầu quân Nam Hán. Quân địch bị tấn công bất ngờ, đâm ra rối loạn, mất ý chí chiến đấu, đánh cầm chừng rồi bỏ chạy. Nhưng vừa tới cửa sông, đạo quân của Lưu Hoằng Tháo sa vào trận địa cọc; thuyền lớp bị cọc đâm lủng, lớp bị dồn lại kẹt cứng không sao thoát ra biển được. Quân Nam Hán vô cùng hoảng loạn, nhiều tên nhảy xuống sông hòng bơi lên bờ chạy trốn. Lúc đó đội thủy quân của Ngô Quyền truy kích đến nơi, xáp vào quyết chiến một trận kinh hồn. Quân giặc lớp bị giết, lớp bị thương, lớp rơi xuống sông vướng vào cọc nhọn kêu la, than khóc vang trời. 4. LỊCH SỬ VIỆT NAM BẰNG TRANH - VUA LÊ ĐẠI THÀNH Sau khi vua Đinh bị hành thích, Đại Cồ Việt lại đứng trước thử thách tồn vong. Dương Thái hậu đã lấy đại cục làm trọng, giao binh quyền cho người tài đức để lèo lái đất nước qua con sóng dữ. Lê Hoàn lên ngôi, nhanh chóng phá Tống bình Chiêm. "Vua Lê Đại Hành vừa lên ngôi không lâu, nhà Tống đã cho người đem thư sang đe dọa:“Giao Châu của ngươi xa ở cuối trời... vì thế cần mở lòng ngu tối của ngươi để được thấm nhuần thánh giáo của ta... nếu khiến ta phải dùng đến kế chặt xác băm xương, làm cỏ nước ngươi thì lúc ấy hối sao kịp nữa. Ta đương chuẩn bị xe ngựa, quân lính, sắp sửa các thứ chiêng trống. Nếu quy phục thì ta tha cho, bằng trái mệnh thì ta quyết đánh...”. 5. LỊCH SỬ VIỆT NAM BẰNG TRANH - LAM SƠN DẤY NGHĨA Mùa xuân năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi cùng các hào kiệt phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn. Ở buổi đầu khởi nghĩa, nghĩa quân phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng họ vẫn giữ vững niềm tin sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của cuộc khởi nghĩa. Thời kỳ hoạt động ở núi rừng Thanh Hóa là giai đoạn khó khăn nhất của khởi nghĩa Lam Sơn - vừa chống giặc Minh, vừa chống Ai Lao. Đối mặt với sự vây khốn của kẻ thù, nghĩa quân đã bao lần lâm vào tình thế hiểm nghèo: ba lần rút chạy lên núi Chí Linh, thiếu quân lương, binh sĩ hao hụt, quân tâm lung lay,... Dù vậy, nghĩa quân vẫn giương cao ngọn cờ kháng chiến, tin vào thắng lợi tương lai. 6. LịCH SỬ VIỆT NAM BẰNG TRANH - LÝ THƯỜNG KIỆT Vào thời nhà Lý, một vị tướng kiệt xuất trong lịch sử nước ta xuất hiện, đó là Lý Thường Kiệt. Là bậc võ tướng kỳ tài, ông đã thống lĩnh quân đội, bình Chiêm, phá Tống, ghi danh muôn thuở. Sử cũ chép về Lý Thường Kiệt: “Bày trận đường đường, kéo cờ chính chính, mười vạn thẳng sâu vào đất khách, phá quân ba châu như chẻ trúc, lúc tới còn không ai dám địch, lúc rút quân còn không ai dám đuổi, dụng binh như thế, chẳng phải nước ta chưa từng có bao giờ?” (Theo Việt sử tiêu án, Ngô Thì Sĩ) 7. LịCH SỬ VIỆT NAM BẰNG TRANH - CHIẾN THẮNG QUÂN NGUYÊN MÔNG LẦN 2 Thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, Nguyên Mông lại nuôi dã tâm bành trướng, thâu tóm Đại Việt. Với lòng yêu nước, đoàn kết quyết tâm, quân và dân nhà Trần một lần nữa đẩy lùi cuộc xâm lược của giặc Nguyên Mông. "Đứng trước các vị trưởng lão râu tóc bạc phơ, Thượng hoàng hỏi: “Nên hòa hay nên chiến?”. Lập tức cả ngàn tiếng nói cùng hòa làm một trong khí thế bừng bừng, tất cả hô vang: “Quyết chiến, quyết chiến”. Lòng can đảm và ý chí quật cường của các bô lão làm nức lòng triều đình cùng dân chúng. Hội nghị Diên Hồng mãi mãi là tấm gương sáng về lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần đoàn kết chống kẻ thù xâm lược của nhân dân ta". 8. LỊCH SỬ VIỆT NAM BẰNG TRANH - CON RỒNG CHÁU TIÊN Bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh kể chuyện lịch sử Việt Nam bằng một phong cách ngắn gọn, hấp dẫn và có hệ thống qua những câu chuyện và những bức tranh đẹp. Phiên bản mới này được tô màu rất công phu. Sách được chăm chút khâu thiết kế, với ruột và bìa đẹp, vừa hiện đại vừa đậm bản sắc Việt. Hùng vương là một giai đoạn có thật trong lịch sử nước ta, đặt nền móng dựng nên nước Văn Lang, mở đầu cho nền văn minh dân tộc. Thời kỳ này cũng bắt đầu xuất hiện những chuyện truyền miệng trong dân gian. Đó là sản phẩm của trí tưởng tượng của con người trong buổi sơ khai… Những truyện dân gian ấy ít nhiều mang bóng dáng của thời kỳ mà câu chuyện thể hiện. Đó là những huyền sử. Tập sách này bao gồm hai huyền sử: “Con Rồng cháu Tiên” và “Thánh Gióng”.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |
(BC) NGÔ QUYỀN ĐẠI PHÁ QUÂN NAM HÁN (PHIÊN BẢN MÀU) Chủ biên: Trần Bạch Đằng. Lời: Đinh Văn Liên. Tranh: Nguyễn Quang Vinh. Tô màu: Nguyễn Thùy Linh Chờ đến khi nước triều xuống, trận địa cọc nhô lên, Ngô Quyền ra lệnh tổng phản công. Ngô Quyền dẫn đạo quân chủ lực phục sẵn, ào ra, bất ngờ đánh xuống chặn đầu quân Nam Hán. Quân địch bị tấn công bất ngờ, đâm ra rối loạn, mất ý chí chiến đấu, đánh cầm chừng rồi bỏ chạy. Nhưng vừa tới cửa ... |
(BC) VUA LÊ ĐẠI HÀNH (PHIÊN BẢN MÀU) Chủ biên: Trần Bạch Đằng; Lời: Lê Văn Năm; Tranh: Nguyễn Quang Vinh; Tô màu: Nguyễn Thùy Linh Sau khi vua Đinh bị hành thích, Đại Cồ Việt lại đứng trước thử thách tồn vong. Dương Thái hậu đã lấy đại cục làm trọng, giao binh quyền cho người tài đức để lèo lái đất nước qua con sóng dữ. Lê Hoàn lên ngôi, nhanh chóng phá Tống bình Chiêm. "Vua Lê Đại Hành vừa ... |
(BC) HAI BÀ TRƯNG (PHIÊN BẢN MÀU) Chủ biên: Trần Bạch Đằng; Lời: Phan An; Tranh: Nguyễn Trung Tín; Tô màu: Nguyễn Thùy Linh Câu chuyện về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, với tất cả những tình tiết hào hùng và bi tráng, thể hiện tinh thần bất khuất vì độc lập của dân tộc Việt Nam. Minh Khai trân trọng giới ... |
(BC) LÝ THƯỜNG KIỆT (PHIÊN BẢN MÀU) Chủ biên: Trần Bạch Đằng; Lời: Lê Văn Năm; Tranh: Nguyễn Quang Cảnh; Tô màu: Nguyễn Thùy Linh Vào thời nhà Lý, một vị tướng kiệt xuất trong lịch sử nước ta xuất hiện, đó là Lý Thường Kiệt. Là bậc võ tướng kỳ tài, ông đã thống lĩnh quân đội, bình Chiêm, phá Tống, ghi danh muôn thuở. Sử cũ chép về Lý Thường Kiệt: “Bày trận đường đường, kéo cờ ... |
(BC) CON RỒNG CHÁU TIÊN (PHIÊN BẢN MÀU) Chủ biên: Trần Bạch Đằng; Lời: Tôn Nữ Quỳnh Trân; Tranh: Nguyễn Trung Tín; Tô màu: Nguyễn Thùy Linh Bộ sách Lịch sử Việt Nam bằng tranh kể chuyện lịch sử Việt Nam bằng một phong cách ngắn gọn, hấp dẫn và có hệ thống qua những câu chuyện và những bức tranh đẹp. Phiên bản mới này được tô màu rất công phu. Sách được chăm chút khâu thiết kế, với ruột và bìa đẹp, vừa hiện đại vừa đậm bản sắc ... |
(BC) CHIẾN THẮNG QUÂN NGUYÊN MÔNG LẦN 2 (PHIÊN BẢN MÀU) Chủ biên: Trần Bạch Đằng; Lời: Tôn Nữ Quỳnh Trân; Tranh: Nguyễn Huy Khôi; Tô màu: Nguyễn Thùy Linh Thất bại trong cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, Nguyên Mông lại nuôi dã tâm bành trướng, thâu tóm Đại Việt. Với lòng yêu nước, đoàn kết quyết tâm, quân và dân nhà Trần một lần nữa đẩy lùi cuộc xâm lược của giặc Nguyên Mông. "Đứng trước các vị ... |
(BC) LAM SƠN DẤY NGHĨA (PHIÊN BẢN MÀU) Chủ biên: Trần Bạch Đằng; Lời: Nguyễn Khắc Thuần; Tranh: Nguyễn Quang Cảnh; Tô màu: Nguyễn Thùy Linh Mùa xuân năm Mậu Tuất (1418), Lê Lợi cùng các hào kiệt phất cờ khởi nghĩa Lam Sơn. Ở buổi đầu khởi nghĩa, nghĩa quân phải đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng họ vẫn giữ vững niềm tin sắt đá vào thắng lợi cuối cùng của cuộc khởi nghĩa. Thời kỳ hoạt động ở núi rừng Thanh Hóa là giai đoạn khó khăn ... |
(BC) THĂNG LONG BUỔI ĐẦU (PHIÊN BẢN MÀU) Chủ biên: Trần Bạch Đằng; Lời: Tôn Nữ Quỳnh Trân; Tranh: Nguyễn Trung Tín; Tô màu: Nguyễn Thùy Linh Đầu thế kỷ 11, Lý Công Uẩn lập nên nhà Lý. Nhà Lý kéo dài hơn 200 năm, là một trong ba vương triều ổn định nhất trong lịch sử nước nhà. Một trong những đóng góp to lớn của triều Lý với dân tộc ta chính là việc dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. “Theo truyền thuyết, ... |