BÁC HỒ VỚI VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG
Tác giả: GS. Lương Duy Thứ Thể loại: Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện ISBN: 8934974186113 Xuất bản: 5/2023 Trọng lượng: 190 gr NXB: Trẻ Số trang: 143 trang - khổ: 20.5 x 13 cm Giá bìa: Giá bán: 48,000 đ |
|
Giáo sư Lương Duy Thứ là một cây đại thụ trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu về văn học và văn hóa phương Đông, ông tốt nghiệp Đại học Trung Sơn, Quảng Châu, Trung Quốc. Từ năm 1960, ông giảng dạy tại các trường Đại học Vinh, Đại học Việt Bắc, Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Ông được phong hàm Giáo sư năm 1991. Ngoài công việc giảng dạy, với tấm lòng kính yêu lãnh tụ, ông đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về tư tưởng Bác Hồ cũng như văn thơ của Người, nhằm chia sẻ hiểu biết với các bạn trẻ. Tác phẩm BÁC HỒ VỚI VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG tập hợp 11 bài viết và công trình của tác giả gồm: “Hồ Chí Minh với văn hóa Trung Quốc – Sự gặp gỡ giữa những nhân cách văn hóa và cá tính sáng tạo”; “Về cội nguồn Nho giáo và những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; “Bác Hồ với Tôn Trung Sơn”, “Bác Hồ với Lỗ Tấn”’, “Từ Kinh thi đến Đường thi... Từ thơ luật Đường Việt Nam đến Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh – Một sự gặp gỡ kỳ thú”, “Âm vang thơ Đường trong Nhật ký trong tù”, “Cảm tưởng đọc “Thiên gia thi” – Lời nhắn nhủ ân cần của một nhà thơ lớn”; “Người bạn tù thổi sáo; Suy nghĩ mới về Nhật ký trong tù – Bước tiến mới trên con đường tiếp cận Di sản Hồ Chí Minh”; “Thêm một số bài thơ chữ Hán của Bác Hồ”, “Ba bài thơ chữ Hán cuối cùng của Bác đều viết về miền Nam”. (Trích tác phẩm)
Minh Khai trân trọng giới thiệu |
NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH CỦA HỒ CHỦ TỊCH - BỐN THÁNG SANG PHÁP Tác giả: Đ.H. Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ vào ngày 6/3/1946, hai bên Việt-Pháp tiếp tục xúc tiến hội đàm tại Hội nghị Đà Lạt và Hội nghị Fontainebleau để đàm phán về nền độc lập của Việt Nam và việc thống nhất Việt Nam. Vì Pháp không thực tâm đàm phán hòa bình và sau ... |
LƯỢC SỬ SÀI GÒN TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN KHI PHÁP XÂM CHIẾM (1859) Tác giả: Nguyễn Đình Đầu LƯỢC SỬ SÀI GÒN TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN KHI PHÁP XÂM CHIẾM (1859) của nhà sử học Nguyễn Đình Đầu, là công trình nghiên cứu công phu về lịch sử thành phố này kể từ lúc còn là vùng đất hoang sơ cho đến khi những lưu dân Việt đầu tiên từ miền ngoài vào sinh ... |