NHẬT KÝ HÀNH TRÌNH CỦA HỒ CHỦ TỊCH - BỐN THÁNG SANG PHÁP
(Hết hàng)
Tác giả: Đ.H. Thể loại: Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện ISBN: 8934974186816 Xuất bản: 5/2023 Trọng lượng: 200 gr NXB: Trẻ Số trang: 199 trang - khổ: 20.5 x 13 cm Giá bìa: Giá bán: 72,000 đ |
|
Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ vào ngày 6/3/1946, hai bên Việt-Pháp tiếp tục xúc tiến hội đàm tại Hội nghị Đà Lạt và Hội nghị Fontainebleau để đàm phán về nền độc lập của Việt Nam và việc thống nhất Việt Nam. Vì Pháp không thực tâm đàm phán hòa bình và sau khi Hội nghị trù bị Việt-Pháp tại Đà Lạt tan vỡ do lập trường hiếu chiến của thực dân Pháp, phía Việt Nam đã chủ động tổ chức một phái đoàn Quốc hội của Việt Nam sang thăm thiện chí, hữu nghị Quốc hội và nhân dân Pháp. Chuyến đi thăm chính thức nước Pháp từ quý III tới quý IV năm 1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh theo lời mời của Chính phủ Pháp cũng nhằm mục đích giương cao ngọn cờ độc lập và thiện chí hòa bình của dân tộc Việt Nam. Trong gần 100 ngày ở trên đất Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có hàng chục cuộc hội đàm, gặp gỡ với các nhân vật trong Chính phủ, Quốc hội và các tổ chức, đoàn thể chính trị, xã hội, các nhà hoạt động văn hóa, khoa học, nghệ thuật nổi tiếng; tổ chức nhiều cuộc họp báo, trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế nhằm nêu rõ thiện chí hòa bình của Việt Nam, không muốn chiến tranh với Pháp. Sau khi Hội nghị Fontainebleau không đi đến kết quả do phía Pháp không thực tâm đàm phán, trong lúc tình hình ở Việt Nam hết sức căng thẳng, nguy cơ nổ ra xung đột ngày càng rõ rệt. Để có thêm thời gian chuẩn bị lực lượng kháng chiến, làm cho nhân dân Pháp, nhân dân thế giới hiểu rõ thiện chí hòa bình của ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ động ký với Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946 như một nỗ lực cuối cùng nhằm cứu vãn nền hòa bình đang bị đe dọa bởi cuộc chiến tranh mà các thế lực thực dân phản động Pháp đang ráo riết chuẩn bị. Nhật ký hành trình của Hồ Chủ tịch ─ Bốn tháng sang Pháp của Đ.H. ghi chép hành trình và công việc mỗi ngày của Người từ 31/5 đến 11/8/1946 gửi về đăng trên báo Cứu quốc từ số 402, ngày 11/11/1946 đến số 439, ngày 17/12/1946, trong thời điểm vận mệnh của Tổ quốc ở vào hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc”, nhưng nhờ bàn tay lèo lái của Bác, sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng, sự ủng hộ của toàn dân, con thuyền cách mạng Việt Nam vẫn luồn những mỏm đá ghềnh để lướt tới.
Minh Khai trân trọng giới thiệu |
BÁC HỒ VỚI VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG Tác giả: GS. Lương Duy Thứ Giáo sư Lương Duy Thứ là một cây đại thụ trong lĩnh vực giảng dạy và nghiên cứu về văn học và văn hóa phương Đông, ông tốt nghiệp Đại học Trung Sơn, Quảng Châu, Trung Quốc. Từ năm 1960, ông giảng dạy tại các trường Đại học Vinh, Đại học Việt Bắc, Đại học Sư phạm Hà Nội và Đại học Tổng hợp Thành phố ... |
ĐẶC SẮC VĂN HÓA HỒ CHÍ MINH Tác giả: Nguyễn Gia Nùng Trong cuộc đời làm biên tập và viết văn của Nguyễn Gia Nùng có một may mắn không dễ gì có được, đó là được làm biên tập bản thảo mấy cuốn sách được Bác Hồ trực tiếp đọc, cho ý kiến trước khi đưa in. Chuyện khởi đầu từ năm 1965. Đồng chí Hoàng Quốc Việt là Chủ tịch Tổng ... |