TUỆ TĨNH TOÀN TẬP
(Hết hàng)
Tác giả: Nguyễn Bá Tĩnh Thể loại: Y học - Sức khỏe ISBN: 8935053217858 Xuất bản: 10/2012 Trọng lượng: 1200 gr NXB: Y học Số trang: 566 trang - khổ: 19x27 cm Giá bìa: Giá bán: 148,000 đ |
|
Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, ông xuất thân từ gia đình bần nông tại xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Hưng. Năm lên 6, cha mẹ đều mất, ông được nhà sư chùa Hải Triều ở Yên Trang gần đấy đưa về nuôi cho ăn học. Năm lên 10, ông lại được sư cụ chùa Giao Thủy ở Sơn Nam đưa về cho học văn và học thuốc để giúp việc chữa bệnh ở chùa. Năm 22 tuổi ông thi hương trúng bảng, nhưng vẫn ở chùa tu và huấn luyện y học cho các tăng ni để mở rộng việc chữa bệnh làm thuốc. Năm 45 tuổi, ông thi đình, đậu Hoàng giáp. Năm 55 tuổi, ông bị bắt đi sứ sang Trung Quốc. Ông được nhà Minh giữ lại làm việc ở Viện Thái Y, Tuệ Tĩnh đã chữa cho Tống Vương Phi (vợ vua Minh) khỏi bệnh sản hậu nên được phong là "Ðại Y Thiền Sư". Sau đó ông mất tại tỉnh Giang Nam (Trung Quốc) không rõ năm nào. Về Y học, ông đã soạn được các sách: Nam dược thần hiệu, Nam dược chính bản, Thập tam phương gia giảm, Bổ âm đơn, Nhân thân phú. Bộ sách “Nam dược thần hiệu” gồm 11 quyển, quyển đầu giới thiệu dược tính của 499 vị thuốc nam từ tên gọi khí vị đến chủ trị... xếp làm 22 loại dược vật như: Loại cỏ hoang, loại dây leo, loại cỏ mọc ở nước, loại ngũ cốc, rau, quả, cây, côn trùng, loại có vảy, loài cá, loài có mai, loài chim, loài gia súc, loài thú rừng, loại đất, kim loại... cho đến dược phẩm nguồn gốc từ con người như sữa, nước tiểu trẻ em, tóc, phân... Bộ “Hồng Nghĩa giác tư y thư” được chúa Trịnh mệnh danh cho là sách thuốc của Hồng Nghĩa Đường. Bộ sách này gồm 2 quyển thượng và hạ, vừa viết bằng chữ Nôm, vừa viết bằng chữ Hán, nội dung chủ yếu gồm bài phú về thuốc nam, bài phú về dược tính bằng chữ Hán, các mục về y lý chung như: Can, chi, bát quái, tạng phủ, kinh lạc... Chủ trị của các vị thuốc, bài thuốc... thập tam phương gia giảm, ba mươi bảy phương chữa thương hàn... Cả hai bộ sách đã có ảnh hưởng rất sâu rộng trong nền y học cổ truyền dân tộc Việt Nam. Hai bộ sách của Tuệ Tĩnh đã được Đại y tôn Hải Thượng Lãn Ông kế thừa và phát huy những thành tựu của bậc tiền bối. Bởi vừa mang tính chất dân tộc đại chúng, vừa mang tính chất khoa học. Do vậy, Tuệ Tĩnh Thiền sư được tôn thờ là vị thánh thuốc nam, ông được nhân dân lập đền thờ: Đền thánh thuốc nam ở quê hương ông và đền thờ Thành hoàng ở Hải Phòng. |