Sách

Đời sống - Gia đình Bí quyết dành cho phụ nữ Cẩm nang nuôi dạy trẻ Hạnh phúc gia đình Làm đẹp Làm vườn - Vật nuôi - Nông lâm nghiệp Mang thai & Nuôi con mới sinh & chăm sản phụ Nữ công gia chánh - Thực dưỡng Tâm lý - Giới tính Thể dục - Thể thao Giáo khoa - Giáo trình - Sách tham khảo Giáo trình Cao đẳng - Đại học Luyện thi Cao đẳng - Đại học SÁCH GIÁO KHOA BỘ Sách giáo khoa cấp I Sách giáo khoa cấp II Sách giáo khoa cấp III Tham khảo cấp I Tham khảo cấp II Tham khảo cấp III Ngoại ngữ - Từ điển Tiếng Anh Tiếng Hàn Tiếng Nhật Tiếng Pháp Tiếng Trung Tiếng Việt - Ngoại ngữ khác Từ điển Ngoại văn Children books Cooking - Science - Social - Economic Literature & Fiction Sách Chuyên ngành Khoa học kỹ thuật - Công nghệ Khoa học thường thức Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Ngoại giao - Vấn đề quốc tế Pháp luật - Văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phong thủy - Kinh dịch - Nhân tướng học Tin học - CNTT Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tâm Linh Triết - Chính trị - Quân sự - Nhà nước Xây dựng - Kiến trúc Y học - Sức khỏe Sách dành cho Thiếu nhi Kiến thức - Kỹ năng dành cho bé Sách tô màu thiếu nhi Truyện kể cho bé - Đồng thoại Truyện tranh Sách dành cho Thiếu niên - Tuổi mới lớn Kiến thức - Kỹ năng dành cho thiếu niên Manga - Comics Tủ sách teen Sách Kinh tế Đầu tư - Chứng khoán Kế toán - Kiểm toán Khởi nghiệp - Làm giàu Kinh tế học Nghệ thuật lãnh đạo - Nhân sự PR - Marketing - Sales - Brand Quản trị kinh doanh Tài chính - Ngân hàng Sách Rèn luyện bản thân Bài học thành công Bí quyết - Kĩ năng - Cẩm nang - Hướng nghiệp Nghệ thuật sống - Truyền cảm hứng Sách song ngữ Sách tô màu người lớn Văn hóa - Nghệ thuật - Du lịch Âm nhạc Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện Lịch sử - Địa lý Mỹ thuật - Điện ảnh - Sân khấu - Nhiếp ảnh Phóng sự - Ký sự - Bút ký - Tùy bút - Truyện ký - Tạp bút - Ghi chép Văn hóa - Du lịch Văn học Tác phẩm kinh điển Thơ - Bình thơ - Nghiên cứu - Tiểu luận - Phê bình văn học Toàn tập - Tuyển tập - Hợp tuyển thơ văn - Biên khảo Truyện Chương hồi - Kiếm hiệp Truyện cười - Truyện tiếu lâm - Truyện dân gian - Truyện trào phúng Truyện dài - Tiểu thuyết Truyện ngôn tình - Light Novel Truyện Thần thoại - Dã sử - Truyền kỳ - Huyền bí - Giả tưởng Truyện trinh thám - kinh dị - điều tra - vụ án Truyện vừa - Truyện ngắn - Tản văn

 

THƯ VIỆN ẢNH

> <

ẢNH MINH KHAI

> <

BẢN TIN MINH KHAI

WEBSITE LIÊN KẾT







 

TÌM KIẾM

Sách > Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tâm Linh

2500 Năm Phật Giáo - Tôn Giáo Và Lịch Sử Văn Minh Nhân Loại (Bìa Cứng) (Hết hàng)
Chủ biên: GS. P>V.BAPAT. Người dịch: Nguyễn Đức Tư, Hữu Song

Thể loại: Tôn giáo - Tín ngưỡng - Tâm Linh
ISBN: 8935073035708
Xuất bản: 12/2007
Trọng lượng: 620 gr
NXB: Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh
Số trang: 412 trang, kích thước: 16x24 cm
Giá bán: 78,000 đ

“2500 Năm Phật Giáo” ra đời từ năm 1956 cho đến nay đã được tái bản sáu lần, tập tư liệu nghiên cứu công phu này với gần 30 học giả, nhà nghiên cứu, nhà văn…. Tham gia biên soạn chắc chắn sẽ giúp cho bạn đọc có cái nhìn toàn diện và chuẩn xác hơn về một tôn giáo lớn đã trải qua một chặng đường dài lịch sử với bao thăng trầm, thịnh suy và cũng đã có một ảnh hưởng sâu đậm về nhiều mặt trên nhiều quốc gia châu Á, cả châu Âu và châu Mỹ.


Cuốn sách này với nhiều tư liệu phong phú, tỉ mỉ nhưng cũng rất độc đáo và đặc sắc, là một tư liệu hữu ích đối với những người muốn tìm hiểu về đạo Phật hoặc muốn có sự hiểu biết sâu hơn về một tôn giáo từ lâu đã quen thuộc với đa số chúng ta. Sách cũng giúp ích không nhỏ cho các công trình biên khảo, nghiên cứu có liên quan. Điều đáng nói khác là cuốn sách được viết nên bởi số đông những chuyên gia trí thức không là Phật tử, nhưng tất cả đều đã bày tỏ sự cảm phục và tôn kính sâu xa đối với Đức Phật cùng tôn giáo của Ngài. Do đó, ngoài những giá trị về mặt tư liệu, phân tích, cuốn sách còn chứa đựng một yếu tố khách quan cần thiết.


Ngày lễ Purnima hay ngày trang tròn của tháng Vaisakha có liên quan với ba sự kiện quan trọng trong cuộc đời Đức Phật – đản sinh, đắc đạo và nhập niết bàn. Đây là ngày thiêng liêng nhất của Phật lịch. Theo Phật lịch Nguyên thuỷ thì Đức Phật nhập diệt vào năm 544 trước Công nguyên. Mặc dù các tông phái Phật giáo khác nhau có những hệ thống niên đại khác nhau, nhưng tất cả đều đã nhất trí lấy ngày trăng tròn tháng 5 năm 1956 làm dịp kỷ niệm thứ 2.500 ngày Đại bát niết bàn của Đức Phật Cồ - đàm.


“Các sự kiện chính trong cuộc đời Đức Phật đã được nhiều người biết. Ngài là con của một tiểu vương ở Ca-tì-la-vệ, lớn lên trong sự xa hoa, kết hôn cùng công Chúa Da-du-đà-la, có một người con là La-hầu-la và sống trong trướng rủ màn che, không hề biết đến những khổ đau của thế giới bên ngoài. Theo truyền thuyết kể lại thì trong bốn lần đi ra khỏi cung điện, Ngài đã gặp một ông lão hom hem yếu đuối và thấy rằng mình cũng có ngày phải chịu cảnh tàn tạ của tuổi già. Ngài gặp một người bệnh và thấy mình cũng sẽ không tránh khỏi ốm đau, chết chóc, và rồi sau đó Ngài gặp một tu sĩ với một phong thái ung dung điềm tĩnh đang trên đường đi tìm chân lý. Đức Phật bèn quyết định theo gương vị tu sĩ nọ để được thoát khỏi tuổi già, bệnh hoạn và chết chóc. Vị tu sĩ bảo với Đức Phật.


Việc thấy một đạo sĩ hình dong quắc thước, tính cách tươi vui, chẳng màng đến một chút tiện nghi cuộc sống đã khiến cho Đức Phật cảm kích mạnh mẽ và thấy rằng tu hành là mục đích duy nhất xứng đáng của đời người. Tôn giáo làm cho con người không bị lệ thuộc vào những sự sướng khổ phù du của thế gian. Đức Phật quyết định từ bỏ thế tục và dành cả đời mình cho cuộc sống đạo hạnh. Ngài rời khỏi cung điện, xa lìa vợ con, khoác bộ quần áo của một khuất sĩ và đi nhanh vào rừng để suy ngẫm về cái khổ của con người, nguyên nhân cái khổ ấy và những cách để khắc phục cái khổ. Ngài bỏ ra sáu năm trời để nghiên cứu các chủ thuyết tôn giáo bí hiểm nhất, trải qua những sự hành xác khắc nghiệt nhất, để mình gần như chết đói với hy vọng rằng càng hành hạ thân xác nhiều thì càng mau đạt đến sự tri kiến chân lý. Nhưng đã đến bên bờ vực cái chết mà Ngài chẳng đạt được trí huệ mong muốn. Ngài bèn từ bỏ kiểu tu hành xác, tiếp tục sự sống bình thường, tắm mát dưới dòng sông Ni-liên-thiền, chấp nhận món bánh sữa do Tu-gia-da mang cho: nayam atma balahinena labhyah. Sau khi thể xác đã khoẻ mạnh và tinh thần đã tỉnh táo, Ngài đến ngồi suốt bảy tuần lễ dưới bóng cây Bồ đề trong một trạng thái thiền định sâu xa. Một đêm kia, vào lúc gần sáng, tri kiến của Ngài được khai mở và Ngài đạt đến giác ngộ. Sau khi đắc đạo, Đức Phật tự gọi mình bằng ngôi thứ ba, Như Lai, có nghĩa là người đã đến được Chân lý. Ngài mong muốn được thuyết giảng tri kiến mà mình đã đạt được nên Ngài nói: “Ta sẽ đến Ba-la-nại để đốt ngọn lửa soi sáng thế gian. Ta sẽ đến Ba-la-nại để gióng tiếng trống thức tỉnh loài người. Ta sẽ đến Ba-la-nại để thuyết giảng Chánh Pháp”…..”


Xin trân trọng giới thiệu.





Copyright @1999-2020 MINHKHAI.VN All rights Reserved.
Công Ty TNHH Minh Khai S.G (Nhà sách Minh Khai)
249 Nguyễn Thị Minh Khai, F. Nguyễn Cư Trinh, Q.1, Tp. Hồ Chí Minh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4102019159
Mã số doanh nghiệp 0303209716 - Đăng ký thay đổi lần 6 ngày 30/07/2010
Ðiện Thoại (028)39250590 - (028)39250591 -Fax: (028)39257837
Website: minhkhai.com.vn
E-mail: [email protected]