Năm 1421 Người Trung Quốc Đã Khám Phá Châu Mỹ
(Hết hàng)
Tác giả: Gavin menzies. Người dịch: DUy Hảo, Kiến Văn Thể loại: Khoa học xã hội ISBN: 8935073083396 Xuất bản: 6/2012 Trọng lượng: 500 gr NXB: Từ điển bách khoa Số trang: 526 trang - khổ: 13.521 cm Giá bán: 110,000 đ |
|
1421 NGƯỜI TRUNG HOA KHÁM PHÁ CHÂU MỸ Hàng chục năm trước Christophe Colomb, hạm đội của đô đốc Trịnh Hoà đã đã đến bờ biển châu Mỹ. Đó chính là điều mà một cựu sĩ quan hải quân hoàng gia Anh quốc đã khẳng định sau 15 năm nghiên cứu. Một luận án gây tranh cãi, nhưng đã soi sáng một thời kỳ mà Trung Quốc là cường quốc số 1 trên thế giới về hàng hải. Người Trung Hoa đã đến châu Mỹ trước Christophe Colomb 71 năm ! Một ý tưởng rất khiêu khích. Nhưng nếu chúng ta tin vào luận án vừa được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của một cựu sĩ quan hải quân hoàng gia Anh thì chính những nhà hàng hải Trung Hoa đã đến châu Mỹ trước những cư dân thành Gênes hàng chục năm. Gavin Menzier kể lại rằng nhờ một cuộc điều tra tiến hành trong vòng 15 năm ở Trung Quốc, Venise, Lisbonne và Gênes mà ông đã có thể chứng minh rằng một phần của hạm đội lừng danh của đô đốc Trịnh Hoà ( 1371 – 1435 ) – nhà hàng hải lớn nhất mà người ta được biết đến ở Trung Quốc dưới triều Minh – đã thực hiện một cuộc hải trình sớm hơn 1 thế kỷ trước những con tầu của Fernand de Magellan ( 1519 – 1522 ). Sự phát hiện gây kinh ngạc này đã diễn ra ở London ngày 15 tháng 3 năm 2002 dưới sự bảo trợ rất đáng kính của Hiệp Hội Địa Lý Hoàng Gia. Dựa vào những tài liệu bản đồ lịch sử hàng hải thời trung cổ chưa được biết đến, trước chuyến hải hành của Colomb, nhà cựu chỉ huy tầu ngầm đã giải thích rằng trong chuyến xuất hành giữa tháng 3 năm 1421 đến tháng 10 năm 1423, một phần ngoạn mục của « Hạm Đội Kho Báu » đã theo đuổi một hành trình dọc theo duyên hải Phi châu, hai lần qua mũi Hảo Vọng (Bonne Espérance), chạm đến bờ biển châu Mỹ , bơi trong vịnh Caraïbe, rồi tiếp tục hải trình xuống phía nam và đến bờ biển Australie ! Hai phó đô đốc của Trịnh Hoà, Hồng Bảo và Chu Mân thậm chí đã dạt vào đảo lớn nơi mà những mảnh thuyền vỡ còn tím thấy ở vịnh Warrnambool, Perth và Bryon . Nhưng khi người ta yêu cầu ông chỉ rõ nơi đó, nhà hàng hải đã từ chối tiết lộ địa điểm vụ đắm tàu vì sợ bị cướp. Trái lại những hải trình của Chu Mân ở Mogadisco và Malindi thuộc đông Phi đã được xác nhận rõ bởi những biên niên sử Arập thế kỷ 15. Gavin Menzier đã thuộc lòng những hải trình này. Trong suốt nửa thế kỷ phục vụ trong hải quân hoàng gia, ông đã đi ngầm dưới biển theo những hải trình của Colomb, Bartolomeudias, Pedro Cabral hay Vasco de Gama. Từ 1968 đến 1970, trên chiếc tiềm thủy đĩnh HMS Rorqual mà ông là chỉ huy, ông đã lập lại hải trình của Magellan và James Cook, nhà hàng hải lớn của Anh thế kỷ 18. Trong các cuộc hải hành này, nhà hàng hải, chuyên gia về các bản đồ đã sửa chữa lại những tàn tích thu lượm được từ những con thuyền buồm bị đắm trong đó có nhiều đồ thờ cúng, những dụng cụ thiên văn và vô số đồ sứ Minh ? Về điểm này, các nghiên cứu khảo cổ vừa được làm sáng tỏ đó là các đồ sứ Trung Quốc có niên đại thế kỷ 13 đã được tìm thấy trong khu vực có dòng hải lưu Limpopo giữa Phi châu và Úc châu. Nhưng từ châu Á đến châu Phi rồi lại đến châu Mỹ là một khoảng cách rất lớn ? Không có một tài liệu nào nói về những nhà hàng hải Trung Hoa đã đến nam Phi và Mỹ châu và thời kỳ này. Trong khi các nhà hàng hải Bồ Đào Nha từ Henri le Navigateur chưa bao giờ vượt qua hai lần mũi Bojador, mũi « kinh hoàng » ở bờ biển tây Sahara cũng như dám đối đầu với huyền thoại « biển Mịt mù » thì người trung Hoa đã « cày nát » từ lâu Ấn Độ Dương và Tây Thái Bình Dương, thậm chí đã đến bờ biển tây Phi một thế kỷ trước người Bồ Đào Nha. Vào thế kỷ 15, không thể chối cãi được rằngTrung Quốc là một cuờng quốc mạnh nhất về hàng hải trên thế giới. Mặc dù trong danh sách các nhà thám hiểm lớn, những ghi chép về Trịnh Hoà hiếm khi quá 3 dòng nhưng tên tuổi ông không bị che khuất. Xin trân trọng giới thiệu. |