Thuật Giải Mộng Của Người Xưa
(Hết hàng)
Tác giả: Ngô Nguyên Tông Thể loại: Phong thủy - Kinh dịch - Nhân tướng học ISBN: 8935073096020 Xuất bản: 8/2012 Trọng lượng: 250 gr NXB: Thời đại Số trang: 182 trang - khổ: 13.5x21 cm Giá bìa: Giá bán: 33,600 đ |
|
Trong các hiện tượng tinh thần mà con người tiếp xúc và trải qua, không có hiện tượng nào quấy nhiễu đầu óc chúng ta như giấc mộng, do đó trong xã hội phương Đông cổ đại, giải mộng đã trở thành một loại hình văn hóa rất đặc thù. Trong vô vàn các quyển sách cổ, chúng ta có thể tìm được những ghi chép về giấc mộng, như hoàng đế mộng thấy rồng, bá quan mơ thấy quan tài, văn nhân mộng thấy bút... Người xưa cho rằng, mộng và thực có mối liên hệ nào đó, nói cách khác, giấc mộng có tác dụng dự báo cho hiện thực. Để làm rõ mối liên hệ này, và giải thích những tiên đoán thần bí, thuật “giải mộng” (thuật giải thích các giấc mơ) đã ra đời. Thuật giải mộng có thể chiếm được một vị trí trong văn hóa dân tộc của người phương Đông, là do khả năng tăng sức sản xuất và năng lực nhận biết về tự nhiên của người xưa có hạn. Người xưa cho rằng, mộng là sự liên lạc giữa con người với thần linh là điềm báo tốt xấu hay phúc họa. Tuy có sự nhắc nhở của các bậc hiền triết, nhưng cuối cùng do sự hạn chế của khoa học kỹ thuật, có rất nhiều người cho rằng mộng là hoạt động của thần thánh và ma quỷ, là cách thần thánh và ma quỷ liên lạc với con người để truyền đạt ý trời, chỉ đường dẫn lối trong lúc con người đang ngủ, do đó, giải mộng được xem là hoạt động suy đoán ý trời, nên ý nghĩa của nó rất to lớn, không được có bất cứ sự khinh miệt và chống lại nào đối với thuật giải mộng. Theo đà phát triển nhận thức của nhân loại, con người đã không còn tin tưởng vào giấc mộng nữa. Sau đời Hán, chức quan Giải mộng không còn nữa, sau đời Ngũ Đại, không chỉ các nhà giải mộng nổi tiếng, thậm chí các thuật sĩ giang hồ cũng hiếm khi gặp được. Vào đời Nguyên, nghề giải mộng không còn tồn tại, chỉ lưu truyền ở dân gian. Khoa học hiện đại đã chứng minh, mộng là kết quả hoạt động của một số tế bào tư duy trong quá trình ngủ, có quan hệ mật thiết với nhu cầu tâm lý, kinh nghiệm sống được góp nhặt lâu dài của con người, vì vậy, người ta thường nói: “Nhật hữu sở tư, dạ hữu sở mộng” (ban ngày suy nghĩ nhiều về cái gì thì ban đêm sẽ mơ về cái ấy), và người xưa cũng sớm biết được đạo lý “Nam nhân bất mộng mã, bắc nhân bất mộng thuyền” (người miền nam không mơ về ngựa, người miền bắc không mơ về thuyền). Tôn chỉ của quyển sách này tuyệt đối không phải là đồng tình sự mê tín thuật giải mộng của người xưa, mà chúng tôi muốn giúp độc giả hiểu rõ những nhận biết về giấc mộng của người cổ đại, và sự hạn chế của thuật giải mộng dưới điều kiện lịch sử. |