TRUYỆN KIỀU TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
(Hết hàng)
Tác giả: Nguyễn Khắc Viện Thể loại: Thơ - Bình thơ - Nghiên cứu - Tiểu luận - Phê bình văn học ISBN: 8935075928831 Xuất bản: 1/2013 Trọng lượng: 450 gr NXB: Thanh Niên Số trang: 336 trang - khổ: 13x20.5 cm Giá bìa: Giá bán: 74,700 đ |
|
Về cái hay của truyện Kiều, xưa nay thiên hạ đã bàn luận khá nhiều, cho nên những gì đã trở thành phổ biến, ví dụ như cách hành văn hay, dùng chữ khéo vv... có lẽ không cần phải nhắc đi nhắc lại mãi. Có thể bảo truyện Kiều được ưa chuộng và được truyền bá rộng rãi trong nhân gian vì tương đối nó dễ nhớ dễ thuộc, văn chương uyên áo nhưng tương đối cũng dễ hiểu đối với quần chúng bình dân; mặt khác truyện lại có giá trị về đạo nghĩa. Các tác phẩm khác, ví dụ như Lục Vân Tiên, cũng như thế; song rõ rệt là văn chương của truyện Kiều trau chuốt hơn, tả tình tả cảnh phong phú hơn nên dễ đi vào lòng người hơn. Dân Việt ta ưa ngâm Kiều, vịnh Kiều, dẫn Kiều, lẩy Kiều, v.v... là vì thế. 1. Sự phổ biến của truyện Kiều trong nhân gian: Đặc điểm lớn nhất của người Việt Nam là yêu thơ. Ít có dân tộc nào yêu thơ như người Việt Nam đến độ thơ đã trở thành như hơi thở trong đời sống: buồn khổ cũng thơ, vui mừng cũng thơ, đánh giặc cũng thơ, ở tù cũng thơ, giao tế với nhau bằng thơ, và khi hẹn hò tình tự với nhau thì... khỏi nói là thơ nhiều đến như thế nào! Chỉ riêng Ca Dao và Văn Chương Bình Dân Truyền Khẩu của Việt Nam, nếu có ai đi tom góp cho đầy đủ, hẵn cũng đến những "ba bồ chữ" ! Riêng về truyện Kiều, độ thẩm thấu của nó đã vào rất sâu trong lòng quần chúng nên rất nhiều người thuộc, có người thuộc được cả những đoạn rất dài. Đáng nói hơn nữa là hầu hết quần chúng Việt Nam, những ai đã biết rõ về truyện Kiều thì lại muốn biết thêm cho thật chi tiết. Họ thấy thích thú, sung sướng trong những khám phá mới hoặc trong những ứng dụng thơ Kiều theo những điều tức cảnh tức tình mới. Ví dụ người ta đố nhau: Truyện Kiều anh học đã lâu Đố anh tóm được một câu hết Kiều ? (1) hay có khi một cô gái dám dạn dĩ: Đầu Kiều có một chữ nho Anh mà nói được em cho làm chồng Giữa Kiều có một chữ Không Anh mà đoán được tơ hồng em trao (...) Lắm lúc, người ta đố nhau những câu Kiều đặc biệt, ví dụ tìm ra câu thơ gồm toàn chữ Hán như: Hồ công quyết kế thừa cơ Lễ tiền binh hậu tế cờ tập công Hoặc bảo kiếm những câu chỉ toàn chữ Nôm thôi, nhưng phải "khác thường" như: Này chồng, này mẹ, này cha Này là em ruột, này là em dâu Hay là : Còn non còn nước còn dài Còn về còn nhớ tới người hôm nay Có khi họ lại phỏng đoán, chả biết Nguyễn Du thực sự có nghĩ thế hay không: Đêm khuya gió lọt song đào Một vành trăng khuyết ba sao giữa trời (2) |