Lịch Sử Văn Hóa Thế Giới
(Hết hàng)
Tác giả: Trần Thị Thanh Liêm, Trương Ngọc Quỳnh Thể loại: Lịch sử - Địa lý ISBN: 8935075929067 Xuất bản: 3/2013 Trọng lượng: 800 gr NXB: Lao động - Xã hội Số trang: 578 trang - khổ: 16x24 cm Giá bìa: Giá bán: 145,800 đ |
|
Sự phát triển của văn hoá thế giới vừa có tính chung vừa có tính riêng, vừa có tính đồng nhất vừa có tính đa dạng, mang đặc tính đa nguyên và nhất thể. Trước tình hình đó, các dân tộc trên thế giới vừa phải bảo tồn văn hoá truyền thống ưu tú của mình, vừa tích cực mở cửa, tiếp thu thành quả văn hóa ưu tú của những dân tộc khác, chung tay xây dựng nền văn hoá đa nguyên chung của nhán loại. Theo tinh thần đó, cuốn Lịch Sử Văn Hoá Thế Giới một mặt khái quát tiến trình phát triển của văn hoá nhân loại theo chiều dọc, một mặt giới thiệu tiến trình giao lưu và truyền bá văn hoá theo chiều ngang, giữa các dân tộc, khu vực và quốc gia. Bởi vì, sự phát triển của văn hoá nhân loại một mặt được thể hiện thông qua quá trình kế thừa và phát triển của chính bản thân dân tộc và khu vực đó, một mặt lại được thể hiện thông qua quá trình giao lưu văn hoá giữa các khu vực, các dân tộc với nhau, về tác dụng lớn lao của công cuộc giao lưu văn hoá trong tiến trình phát triển của văn hoá nhân loại, các học giả đã nói tới rất nhiều. Nhà nhân loại học nổi tiếng người Mỹ Franz Boas đã nói: “Lịch sử loài người đã chứng minh rằng, một tập đoàn xã hội, sự tiến bộ về văn hoá của nó được quyết định bởi việc nó có cơ hội tiếp thu kinh nghiệm của những tập đoàn xã hội xung quanh hay không. Những phát hiện mà một tập đoàn xã hội thu được có thể truyền bá cho những tập đoàn xã hội khác, sự giao lưu giữa đôi bên sẽ trở nên đa dạng hơn, cơ hội học tập lẫn nhau cũng nhiều hơn. Nhìn một cách tổng quát, bộ lạc nguyên thuỷ nhất của văn hoá cũng chính là những bộ lạc sống cách biệt với những bộ lạc khác trong một thời gian dài. Do đó, họ không thể tiếp thu được những điểm mạnh trong thành tựu văn hoá của các bộ lạc gần kề”. Chính vì vậy, cuốn sách đặc biệt chú trọng tới tiến trình giao lưu và ảnh hưởng qua lại giữa văn hoá các dân tộc và khu vực. Chúng ta có thể dễ dàng phát hiện ra rằng, giao lưu văn hoá đem lại lợi ích cho từng dân tộc và cả chỉnh thể văn hoá nhân loại. Ví dụ như sự giao lưu và xung đột giữa dân tộc du mục và dân tộc nông canh đẩy nhanh bước tiến của văn minh; người Hy Lạp tiếp thu khoa học và tri thức tiên tiến của các quốc gia cổ đại phương Đông đã tạo ra “kỳ tích Hy Lạp”; người Ả-rập sáng tạo nền văn hoá Ả-rập Islam rực rỡ nhờ tiếp thu thành tựu văn hoá của Ba Tư, Ấn Độ, Hy Lạp; cũng nhờ tiếp thu văn hoá Ả-rập và Hy Lạp cổ điển mà người phương Tây trung cổ đã thoát ra khỏi “thời kỳ đen tối”; người phương Đông cận đại dựa vào khoa học kỹ thuật tiên tiến phương Tây đã thực hiện cuộc chuyển mình về văn hoá xã hội cận đại... Sự phát triển của văn hóa thế giới là cả một con đường dài. Văn hoá nguyên thủy là thời kỳ bình minh của văn hoá nhân loại. Sau chặng đường dài đầy gian khổ đó, ngọn lửa văn minh tiếp tục cháy lên ở Tây Á, Bắc Phi, Nam Á, Đông Á, Hy Lạp, Mỹ La-tinh, Nam Phi, dần hình thành nên văn hoá nhân loại đa nguyên đa màu sắc. Thời kỳ cổ điển là thời kỳ vĩ đại của tri thức và văn hoá. Trong thời kỳ đó, Hy Lạp, La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ cổ đại đều đã thể hiện ra sức sáng tạo phi thường của con người. Thời kỳ trung cổ, văn hoá nội bộ các khu vực, quốc gia, dân tộc đều có những bước phát triển nhất định, hình thành nên các vùng văn hóa lớn. Đồng thời, giao thông được cải thiện, sự phồn vinh của giao lưu mậu dịch, sự bành trướng của thực dân, chiến tranh bùng nổ, sự truyền bá của tôn giáo, đã đưa tiến trình giao lưu văn hóa giữa các khu vực, quốc gia, dân tộc bước vào thời kỳ mới. Sau thế kỷ XV, nhờ phong trào Phục Hưng, cải cách tôn giáo, phong trào Khai Sáng, văn hoả châu Ấu đã hoàn toàn chuyển từ trung cổ sang cận đại. Nhờ động lực của hai cuộc cách mạng công nghiệp, chính trị học, triết học, văn học, nghệ thuật phương Tây đã tạo nên một bức tranh muôn màu rực rỡ. Cuộc phát hiện địa lý, sự bành trướng thực dân và thẩm thấu văn hoá của các quốc gia tư bản chủ nghĩa phương Tây đã tạo ra sức cạnh tranh lớn cho văn hoả truyền thống các dân tộc Phi-Âu. Một mặt, nó phá vỡ trật tự xã hội và tiến trình phát triển vốn có của các dân tộc, mặt khác nó thúc đẩy quá trình chuyển mình lên cận đại hóa của những dân tộc này. Trong thời kỳ này, mối liên hệ giữa các khu vực trên thế giới ở vào cục diện sôi nổi chưa từng có, văn hoá Đông Tây ảnh hưởng qua lại ngày càng sâu sắc hơn. Trên nền tảng tiếp thu di sản văn hoá nhân loại, chủ nghĩa Marx ra đời, mở ra một trang mới cho lịch sử văn hóa thế giới. Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, văn hoá tư bản chủ nghĩa bộc lộ ra những mâu thuẫn và nguy cơ trong đó, chủ nghĩa lý tính gây ra tâm lý hoài nghi cho con người, trào lưu tư tưởng phi lý tính và học thuyết phân tích tâm lý trở nên thịnh hành. Đồng thời, sau cách mạng Tháng Mười, văn hoả xã hội Nga vươn mình trỗi dậy. Sau chiến tranh thế giới II, dưới ảnh hưởng của trào lưu toàn cầu hoá do cách mạng khoa học công nghệ và xu thế nhất thể hoá kinh tế mang lại, văn hoá thế giới vươn mình lần thứ ba, chủ nghĩa hậu hiện đại phát triển, trào lưu tư tưởng nữ quyền trở nên nổi trội, thể hiện được đặc trưng đa dạng của văn hoả nhân loại đương đại. Văn hoá các dân tộc, khu vực trên thế giới vừa mang đặc điểm phát triển chung, vừa có đặc điểm của riêng mình. Chính những nền văn hóa đa dạng đó đã tạo nên bức tranh văn hoá thế giới muôn hình vạn trạng ngày nay. Cuốn Lịch Sử Văn Hoá Thế Giới này giới thiệu tới độc giả tiến trình phát triển một cách hệ thống của văn hoá thế giới từ cổ chí kim, nêu lên những đặc sắc văn hoả từng dân tộc và những cống hiến nổi trội của từng nền văn hoá với chính thể văn hoá chung. Ngoài ra, cuốn sách cũng nêu ra hiện trạng và ảnh hưởng của tiến trình tiếp xúc và giao lưu văn hoá giữa các dân tộc, khu vực và quốc gia, nỗ lực thể hiện bản chất đa nguyên nhất thể của văn hóa nhân loại. |