Sách TÍN NGƯỠNG CỦA CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM do GS. TS. Ngô Đức Thịnh chủ biên gồm 13 chương. Trong công trình này, tác giả và nhóm nghiên cứu đi vào nghiên cứu một số tín ngưỡng dân gian cụ thể, như:
- Thờ cúng Tổ tiên của các gia tộc, dòng và sự phóng đại của nó trên bình diện quốc gia - dân tộc là thờ cúng Quốc tổ Vua Hùng. Đây là một hình thức tín ngưỡng nhằm thắt chặt quan hệ huyết thống của gia đình và dòng họ, phổ biến rộng khắp ở người Kinh và một số dân tộc thiểu số.
- Nghiên cứu hình thức thờ Thành hoàng làng và hội đình, điển hình cho sự gắn kết cộng đồng láng giềng làng xã, từ đây hình thành và phát triển văn hóa làng, một trong những dạng thức cơ bản của văn hóa Việt Nam.
- Nghiên cứu các hình thức tín ngưỡng thờ Thần, kết quả của qua 1trình tiếp biến văn hóa giữa các tín ngưỡng bản địa và những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa, như các dòng đạo Nội, thờ Mẫu, Đức Thánh Trần và các anh hùng dân tộc khác.
- Nghiên cứu các nghi lễ, phong tục liên quan đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp, Tổ sư các nghề và làng nghề thủ công truyền thống.
Minh Khai trân trọng giới thiệu.
|