TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM DƯỚI TRIỀU NGUYỄN 1802 - 1885 (TỔ QUỐC NƠI ĐẦU SÓNG)
(Hết hàng)
Chủ biên: PGS TS Đỗ Bang Thể loại: Lịch sử - Địa lý ISBN: 8935075938571 Xuất bản: 6/2016 Trọng lượng: 570 gr NXB: Thuận Hóa Số trang: 420 trang - khổ: 16x24 cm Giá bìa: Giá bán: 132,300 đ |
|
Đề tài hoàn thành là một đóng góp quan trọng về các nguồn tư liệu biển đảo Việt Nam nói chung và biển đảo dưới Triều Nguyễn nói riêng. Tài liệu “châu bản” và các tài liệu chính sử của nhà Nguyễn là cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam dưới Triều Nguyễn, nhất là nguồn tài liệu này đã được UNESCO công nhận là di sản ký ức của châu Á – Thái Bình Dương. Nguồn tài liệu thực địa quý nhất là tài liệu Hán Nôm tìm được ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), Cù Lao Xanh (Bình Định), Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và nhiều làng xã ở ven biển Miền Trung đã làm rõ và liên quan đến việc khai thác và thực thi chủ quyền biển đảo, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Qua khảo sát thực địa cho chúng ta thấy được vị trí chiến lược về kinh tế trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của ông cha. Nguồn tài liệu sưu tầm ở nước ngoài bao gồm các bản đồ đương đại, tranh ảnh, ký sự vừa bổ sung thêm tư liệu, vừa tăng thêm tính khách quan của công trình. Công trình hoàn thành có giá trị về khoa học để công bố cho nhân dân và cộng đồng quốc tế biết một cách đầy đủ về quá trình khai thác và bảo vệ chủ quyền gian khổ và lâu dài của ông cha để nâng cao ý thức công dân đối với biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, là cơ sở để bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của biển đảo trong tình hình đất nước hiện nay. Mục lục: - Chương 1: Tổng quan về biển đảo Việt Nam và biển đảo Việt Nam dưới thời Nguyễn - Chương 2: Xây dựng các công trình phòng thủ vùng duyên hải, cảng biển - Chương 3: Tổ chức thủy quân và việc thự thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa dưới thời Nguyễn - Chương 4: Bảo vệ an ninh, quốc phòng và nhiệm vụ kinh tế, xã hội - Chương 5: Phương thức tiến hành và bài học kinh nghiệm bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của Triều Nguyễn
Minh Khai trân trọng giới thiệu |
HOÀNG SA - TRƯỜNG SA - CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM (TỔ QUỐC NƠI ĐẦU SÓNG) Chủ biên: PGS TS Đỗ Bang Qua các nguồn tư liệu khác nhau được khai thác từ trong và ngoài nước, đặc biệt là nguồn tư liệu lưu trữ của Nội các triều Nguyễn như Châu bản, Đại Nam hội điển sự lệ; các công trình được Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn như Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Minh Mệnh chính yếu… ... |
TÌNH BIỂN (TỔ QUỐC NƠI ĐẦU SÓNG) Tác giả: Nhiều tác giả Cuốn sách TÌNH BIỂN là tập sách gồm các bài viết như Những bức thư gửi từ biển cùa Võ Thị Xuận Hà, Dấu son trên hải đảo của Nhụy Nguyên, Dưới bóng Lam Hồng của Quang Long, Biển thương của Nguyễn Thị Thu Sương... là những bài viết về tình dành cho biển đảo thiêng liêng. ... |
BẢN HÙNG CA GIỮ BIỂN (TỔ QUỐC NƠI ĐẦU SÓNG) Tác giả: Nhiều tác giả Cuốn sách BẢN HÙNG CA GIỮ BIỂN là tập sách gồm các bài viết như Đảo chìm cùa Trần Đăng Khoa, Mắt là Trường Sa của Lương Sĩ Cầm, Nỗi niềm Trường Sa của An Bình Minh, Rơi xuống biển cả của Ma Văn Kháng... là những bản hùng ca giữ biển viết về Tổ quốc nơi đầu sóng. Minh Khai trân ... |
HUYỀN THOẠI TÀU KHÔNG SỐ (TỔ QUỐC NƠI ĐẦU SÓNG) Tác giả: Đình Kính Cuốn sách HUYỀN THOẠI TÀU KHÔNG SỐ trong Lời Giới thiệu của đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: “...Vận chuyển vũ khí vào chiến trường bằng đường biển trong những năm chiến tranh khốc liệt là công việc hết sức khó khăn, vô cùng gian truân và ... |
THÊM MỘT LẦN BIỂN GỌI (TỔ QUỐC NƠI ĐẦU SÓNG) Tác giả: Nhiều tác giả Cuốn sách THÊM MỘT LẦN BIỂN GỌI là tập sách gồm các bài viết như Tổ quốc ở Trường Sa cùa Trần Đăng Khoa, Trường Sa, Ngày ấy bây giờ của Chu Lai, Thương gửi Trường Sa của Nguyễn Trọng Văn, Một đêm trên đảo Sơn Ca của Võ Thị Xuân Hà... là những bài viết về Tổ quốc nơi đầu sóng. ... |