HỌC GIẢ NGUYỄN VĂN VĨNH: CHUYỆN NGHIỆP, CHUYỆN ĐỜI
(Hết hàng)
Tác giả: Khúc Hà Linh Thể loại: Danh nhân - Tác giả - Hồi ký - Tiểu sử - Tự truyện ISBN: 8935075942196 Xuất bản: 12/2017 Trọng lượng: 220 gr NXB: Thanh Niên Số trang: 188 trang - khổ: 13 x 20.5 cm Giá bìa: Giá bán: 40,500 đ |
|
Nguyễn Văn Vĩnh (sinh 15-6-1882) là một con người có tài năng. Ông không xuất thân từ một gia đình thế gia vọng tộc nào cả. Bố mẹ chỉ là những nông dân nghèo ở làng Phượng Vũ, phủ Thường Tín (nay là Phú Xuyên, Hà Tây), một vùng chiêm trũng nghèo đói phải bỏ quê ra Hà Nội kiếm ăn. Vì thế, từ nhỏ Nguyễn Văn Vĩnh đã phải làm nghề kéo quạt thuê ở trường Thông Ngôn (College des Interprètes). Vừa làm vừa học lỏm cũng đủ cho ông giỏi hơn cả học viên là những nho sinh nhất thế, quay sang học tiếng Tây. Ông hiệu trưởng thấy vậy cho Nguyễn Văn Vĩnh vào học đặc cách. Và ông đã đỗ đầu khóa thông ngôn 1893 - 1895 khi mới có 14 tuổi. Sau đó, ông lần lượt làm thư ký ở các tòa công sứ Lào Cai, Kiến An, Bắc Ninh và cuối cùng là ở tòa Đốc lý Hà Nội. Sau khi được tham gia Hội chợ triển lãm thuộc địa ở Marseille về, Nguyễn Văn Vĩnh xin thôi cuộc đời công chức đang rất hanh thông của mình để làm một nhà báo tự do. Năm ấy, 1906, ông mới có 24 tuổi. Ông là chủ bút 7 tờ báo tiếng Việt và tiếng Pháp, trở thành nhà báo, nhà dịch giả nổi tiếng Bắc Nam. Ông là điển hình của một con người ham học, ham đọc. Nguyễn Văn Vĩnh thÔng minh, tuy chỉ được học chữ Hán không đến nơi đến chốn, học tiếng Pháp chỉ 4 năm, còn lại là ông tự học trong trường đời. người đương thời nhận xét, ông đọc bất cứ cái gì rơi vào tay ông. Ông trở thành một nhà báo tiếng tăm khi làm Đông Dương tạp chí. Đây là một diễn đàn quy tụ được những cây bút tinh hoa của thời đại bấy giờ. Dù họ là cựu học như Phan Kế Bính, Nguyễn Đỗ Mục, hay tân học như Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Tố, Phạm Duy Tốn. Từ đây, quốc văn Việt Nam không còn chỉ dựa vào tư tưởng tam giáo, trình bày những đề tài đạo đức hay tình cảm mông lung giữa trời trên đất dưới. Những bài báo trên Đông Dương tạp chí đều xuất phát từ nhu cầu trình bày, phân tích giải đáp các vấn đề thời cuộc. Đó là sự phê phán các học thuyết giường mối xưa, các lâu đài văn hóa cũ và truyền bá các tư tưởng Ánh sáng của phương Tây hoặc trực tiếp từ Pháp hoặc qua bộ lọc Tân thư Trung Hoa. Có thể nói, Đông Dương tạp chí đã kế thừa và phát huy thái độ này của Phong trào Duy Tân trước đó. Với việc áp dụng các lối viết có lý luận, cả tư duy lẫn cú pháp, các lối viết xưa đã bị đẩy lùi. Trên cở sở đó, nền văn xuôi nảy nở và dần trở nên phồn thịnh.
Minh Khai trân trọng giới thiệu. |
PHẠM QUỲNH - CON NGƯỜI VÀ THỜI GIAN Tác giả: Khúc Hà Linh Cuốn sách PHẠM QUỲNH - CON NGƯỜI VÀ THỜI GIAN, tuy chỉ chưa đến 200 trang, nhưng đã viết về toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp của một con người Hà Nội gốc, ít nhất bốn đời, sinh ra lớn lên và sống ở đây. Nhà văn hóa, học giả, nhà báo Phạm Quỳnh đã qua đời cách đây 72 năm. ... |
VUA DUY TÂN VÀ CUỘC VẬN ĐỘNG KHỞI NGHĨA Ở TRUNG KỲ NĂM 1916 Tác giả: PGS.TS. Đỗ Bang (Chủ biên) Cuộc khởi nghĩa ở Trung kỳ năm 1916 có ý nghĩa rất to lớn đối với lịch sử dân tộc. Tuy cuộc khởi nghĩa chưa đạt được kết quả như mong muốn, nhưng các hoạt động của vua Duy Tân đã làm chấn động bộ máy cai trị thực dân Pháp ở thuộc địa. Nhà vua đã thức tỉnh triều đình và nhân dân về ý ... |